BID - 'Đãi cát tìm vàng' cổ phiếu dòng ngân hàng
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu BID qua phân tích của NVC Team.
Triển vọng ngành ngân hàng cuối năm 2022
Trong thời gian gần đây, đã bắt đầu chứng kiến các công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tái cơ cấu nợ cho hoạt động kinh doanh của mình, điều này có thể sẽ làm gia tăng rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ của những công ty này. Một số doanh nghiệp đã yêu cầu hoãn thanh toán gốc và thanh toán lãi.
Tổng số trái phiếu sau khi loại trừ nhóm trái phiếu do ngân hàng phát hành hiện đang lưu hành là khoảng 945 nghìn tỷ đồng, trong đó 27% sẽ đáo hạn vào năm 2023 và 2024, và 12% sẽ đáo hạn vào năm 2025. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn sẽ chịu rủi ro tín dụng liên quan đối với những trái phiếu theo hợp đồng repo.
Theo báo cáo của SSI Research, nhóm phân tích duy trì quan điểm rằng các ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề chất lượng tài sản trong thời gian tới. Trừ khi có các quy định đặc biệt về phân loại nợ/trích lập dự phòng cho các khoản vay/trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 được thực hiện, nợ xấu và trích lập dự phòng sẽ là những áp lực tương đối lớn.
Tổng quan doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên gọi tắt là BIDV, là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Tổng quan bức tranh tài chính BID
BIDV công bố báo cáo tài chính riêng lẻ với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 17.005 tỷ đồng, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, thu nhập lãi thuần, nguồn thu chính của ngân hàng, đạt 40.386 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 60,1%, đạt 1.868 tỷ đồng. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi 116,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 343,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, mảng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác lại giảm lần lượt 10,6% và 22% về 3.610 tỷ đồng và 3.701 tỷ đồng. Việc mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ 76,9 tỷ đồng sau 9 tháng trong khi cùng kỳ lãi hơn 440 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của BIDV đạt 2 triệu tỷ đồng, tăng 16,7% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 10,5% so với cuối năm trước, đạt 1,46 triệu tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,8% đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng,
Tiềm năng tăng trưởng
Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ NIM ổn định
Tổng tín dụng quý 3/2022 tăng 10,1% so với đầu năm (tăng 0,7% so với quý trước) đạt hơn 1,507 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 10,4% so với đầu năm (tăng 0,9% so với quý trước) đạt 1,494 triệu tỷ đồng trong khi TPDN gần như giữ nguyên tại 13 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1% tổng tín dụng).
Khách hàng cá nhân là động lực tăng trưởng tín dụng chính, đóng góp 43,6% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối quý 3/2022, tăng từ 42% tại thời điểm cuối quý 2/2022.
Tỷ lệ NIM quý 3/2022 giảm nhẹ 6 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 16 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 3,01% với lợi suất gộp giữ nguyên so với quý trước (giảm 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ) tại 6,31% trong khi chi phí huy động tăng 20 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 4 điểm cơ bản so với cùng kỳ). Chi phí huy động tăng cho thấy Ngân hàng tăng huy động nhằm giảm khoảng cách giữa tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ NIM của BID sẽ duy trì ổn định trước xu hướng tăng lãi suất huy động (với vị thế của một NHTM có vốn nhà nước). Trên thực tế, trong 8 quý vừa qua, tỷ lệ NIM của Ngân hàng đã cải thiện liên tục lên mức 3%, tương đương CTG (3,04% trong 9 tháng đầu năm 2022).
Chất lượng tài sản ở mức khá
Tỷ lệ nợ xấu của BID tăng nhẹ lên 1,35% từ 1,02% tại thời điểm cuối quý 2/2022 với tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng lên 1,25% từ 1,17%. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng ở toàn bộ các NHTM HSC khuyến nghị trong quý 3/2022 (tăng 10 điểm cơ bản so với quý trước lên 1,43%), cho thấy đã có áp lực nhất định lên chất lượng tài sản khi tất các các NHTM phải nâng lãi suất cho vay (tăng chi phí đi vay của khách hàng) để bù đắp cho phần chi phí huy động gia tăng.
Hệ số LLR duy trì ở mức cao là 214% so với 263% tại thời điểm cuối Q2/2022.
Khuyến nghị
Giá trị hợp lý của cổ phiếu là 45.000 VNĐ/cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận