menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hai H Nguyen

BG Newsletter 4: 7 bước đàm phán cơ cấu lại nợ, cổ phần cho Startup khi khó khăn

Gần đây, rất nhiều Startups gặp khó khăn trong vấn đề tài chính với các nhà đầu tư hiện tại. Họ không biết phải đàm phán ra sao với nhà đầu tư. Để tái cấu trúc lại nợ, cổ phần của công ty.

Đặc biệt, nhiều Startups đã từng gọi vốn bằng Token giờ cũng đang bị nhiều nhà đầu tư yêu cầu hoàn vốn (refund)

Cách giải quyết việc này tốt hơn ra sao?

Hãy tham khảo ‘7 bước đàm phán cơ cấu lại nợ, cổ phần cho Startup’, đang được tôi áp dụng làm thực tế cho các Startups mình tham gia để đàm phán thành công với trên 20 nhà đầu tư:

TRƯỚC BUỔI GẶP:

Bước 1: Thu mua lại hết cổ phần của cổ đông nhỏ lẻ (< 1k USD)

Trường hợp này xảy ra rất phổ biến với những Startup công nghệ huy động vốn từ cộng đồng bằng Token trong thời gian qua.

Số vốn của các nhà đầu tư này cộng tổng quan thường là không đáng kể. Nên hãy giải quyết nó ngay.

Thời gian của bạn là hữu hạn

Và chỉ nên tập trung để đàm phán với các nhà đầu tư chính yếu

Với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường là dưới 1k USD, hãy mua lại cổ phần (hoặc hoàn tiền)

Vì các nhà đầu tư này thường là ngắn hạn, chỉ thích mua đi bán lại, kiếm lời nhanh

Dù bạn có đề xuất phương án gì, họ cũng chỉ muốn được hoàn tiền

Nếu bạn không hoàn tiền được ngay, họ sẽ đi rêu rao khắp nơi, làm ảnh hưởng tới uy tín công ty

Lúc đó bạn rất khó có thể ngồi đàm phán được với các nhà đầu tư lớn

Bước 2: Chuẩn bị lại thông tin muốn đàm phán với nhà đầu tư:

Bạn muốn giãn nợ, hay muốn chuyển nợ thành cổ phần, hay token thành cổ phần?

Sau đó ghi chi tiết phương án đề xuất đó ra

VD chi tiết một đề xuất thực tế khá phức tạp:

Khoản đầu tư 100k USD bằng Token cũ của nhà đầu tư X

Chuyển thành quyền mua cổ phẩn của công ty sở hữu dự án X với định giá được chiết khấu 50% so với định giá của công ty tại thời điểm gọi vốn cho vòng kế tiếp.

Sau 1 năm, định giá công ty ước tính là 5 triệu USD (Trước khi nhận đầu tư/ Pre-Value) cho vòng gọi vốn tiếp theo.

Thì khoản đầu tư 100k USD của nhà đầu tư sẽ có quyền chuyển đổi thành quyền mua cổ phần của công ty ở mức định giá 2.5 triệu USD

Hoặc

Nếu sau 1 năm, Nhà đầu tư vẫn không muốn đồng hành cùng dự án thì sẽ nhận lại khoản đầu tư là $50k + lãi suất ngân hàng tính từ thời điểm chuyển đổi.

Trong trường hợp nhà đầu tư không đồng thuận chuyển đổi khoản đầu tư Token sang Convertible Note thì dự án sẽ cam kết hoàn trả khoản đầu tư trên.

Nếu huy động vốn từ nhà đầu tư khác mua lại.

Dự kiến là quá trình này kéo dài từ 8 – 12 tháng

Lưu ý:

Khi đề xuất phương án này các bạn cũng cần chuẩn bị kỹ lại bảng cổ phần (Capital Table), lộ trình tài chính mới (Financial Projection) và kế hoạch thoái vốn (Exit Plan)

Các Startup tôi hỗ trợ luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những tài liệu này, vì họ biết nó sẽ giúp tăng tỉ lệ thuyết phục thành công lên gấp 2-3 lần.

Bước 3: Hẹn gặp nhà đầu tư để cập nhật tình hình:

Vì bạn đã chuẩn bị phương án đề xuất, tài liệu một cách chi tiết.

Điều này giúp nhà đầu tư thấy bạn rất nghiêm túc trong việc đưa ra đề xuất, và sẽ đồng ý để gặp mặt đàm phán

Lưu ý:

Bạn nên hẹn gặp các nhà đầu tư dễ tính trước để đàm phán

Sau khi có được sự đồng ý của họ, bạn sẽ gặp và nói với các nhà đầu tư khó tính hơn

Rất khó để các nhà đầu tư khó tính không theo phương án của bạn khi số đông đều đã đồng ý theo

Trong trường hợp tốt nhất, bạn cũng có thể nhờ một số nhà đầu tư về phía bạn cùng tham gia thuyết phục các nhà đầu tư còn lại

Mọi việc sẽ tích cực hơn rất nhiều.

TRONG BUỔI GẶP:

Bước 4: Chia sẻ thực tế về tình hình hiện tại của Startup:

Startup của bạn đang gặp vấn đề gì? (Thường là về tình hình tài chính khó khăn)

Nhưng hiện tại bạn và đội ngũ vẫn đang lên các phương án giải quyết ra sao?

Có những tín hiệu nào tích cực?

Sau đó đề xuất phương án cơ cấu lại nợ, cổ phần cho nhà đầu tư, chủ nợ

Kèm theo đó là các tài liệu đã chuẩn bị sẵn để tăng độ khả thi của phương án đề xuất

Bước 5: Chốt phương án

Thông thường tỉ lệ 50% nhà đầu tư sẽ đồng ý với phương án bạn đưa ra

30% sẽ bảo cần về suy nghĩ và hồi âm lại

20% sẽ rất dữ dội đòi tiền về.

Với 20% đó lúc này, các bạn cũng nên thẳng thắn và quyết liệt nói với họ rằng:

“Đầu tư vào Startup công nghệ là môn thể thao mạo hiểm

Khi đồng ý rót vốn thì nhà đầu tư cũng hiểu và chấp nhận rủi do

Hiện Startup không còn tiền, và đang rất nghiêm túc làm việc, nỗ lực để tồn tại

Để có thể bứt phá và đem lại lợi nhuận lớn trong tương lai cho nhà đầu tư

Nếu bây giờ, nhà đầu tư vẫn kiên quyết đòi rút vốn

Thì Startup cũng sẽ đóng cửa thanh lý

Theo luật ưu đãi thanh khoản – liquidation preference (nếu Startup có ký khi nhận vốn)

Toàn bộ số tiền thanh lý sẽ được chuyển đều cho các nhà đầu tư góp vốn trước, và nó cũng sẽ thấp hơn số vốn nhà đầu tư đã rót rất nhiều

Nhà đầu tư vẫn thua lỗ nặng

Ngoài ra, họ cũng sẽ để lại tiếng xấu trong giới Startups và các nhà đầu tư khác

Là đã làm một startup trong danh mục sụp đổ, cho dù đội ngũ Startup đó làm nghiêm túc và đang nỗ lực vì quyền lợi của các nhà đầu tư.

Vậy thì tương lai đâu có Startups tốt nào còn tìm tới quỹ của họ nữa”

→Tới lúc này thường các nhà đầu tư sẽ đồng ý với phương án của bạn đưa ra.

Hoặc nói vẫn cần hoàn lại vốn, nhưng theo lịch trình cụ thể mà Startup đưa ra.

SAU BUỔI GẶP:

Bước 6: Gửi thông tin Email xác nhận:

Những gì đã thống nhất sau buổi gặp.

Hẹn lịch quyết định phương án (với các nhà đầu tư còn suy nghĩ)

Và tiếp tục đàm phán cho tới khi xong theo lộ trình ở bước 5

Bước 7: Tập trung vào công việc kinh doanh và liên tục cập nhật tình hình:

Lúc này, bạn và đội ngũ sẽ có được khoảng thời gian 6 tháng tới 12 tháng để tập trung vào công việc kinh doanh

Hãy cố gắng tạo ra những thành tích khả quan

Sau đó tổng hợp thành một Email để gửi các nhà đầu tư hiện tại, tiềm năng

Một tháng một lần

Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn rất nhiều khi thấy Startups vẫn nỗ lực và nghiêm túc

Và phần đông các nhà đầu tư thuộc nhóm 20% gay gắt, sẽ dần đồng ý với phương án đầu tiên bạn đưa ra cho họ.

Thực tế, khi làm việc với vài chục nhà đầu tư thời gian qua, theo đúng 7 bước này.

Tôi cũng chưa gặp trường hợp nào mà nhà đầu tư kiên quyết đòi Startup đóng cửa thanh lý hết, để hoàn vốn ngay cả.

Tất cả họ đều hiểu và hỗ trợ Startup.

Có một số nhà đầu tư còn rót vốn thêm vì họ tin vào định hướng mới và đội ngũ sáng lập.

Tóm lại, 7 bước đàm phán cơ cấu lại nợ, cổ phần cho Startup:

Bước 1: Thu mua lại hết cổ phần của cổ đông nhỏ lẻ (< 1k USD)

Bước 2: Chuẩn bị lại thông tin muốn đàm phán với nhà đầu tư

Bước 3: Hẹn gặp nhà đầu tư để cập nhật tình hình

Bước 4: Chia sẻ thực tế về tình hình hiện tại của Startup

Bước 5: Chốt phương án

Bước 6: Gửi thông tin Email xác nhận

Bước 7: Tập trung vào công việc kinh doanh và liên tục cập nhật tình hình

Chúc các bạn đàm phán thành công với nhà đầu tư của mình trong giai đoạn khó khăn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hai H Nguyen

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
4 Bình luận 8 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại