Bế tắc vì nợ nần: Lời khuyên và cách giúp bạn vượt qua
Bế tắc vì nợ nần khiến nhiều người nghĩ quẫn và gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Cùng tìm kiếm 8 giải pháp hữu ích giúp giải tỏa tâm lý, vượt qua nợ nần trong bài viết.
Vì sao nhiều người lại bế tắc vì nợ nần?
Bế tắc vì nợ nần có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: vay vốn để làm ăn, bị lừa đảo, nghiện cờ bạc, cá độ, nghiệm mua sắm,… và nhiều yếu tố khác.
Nợ nần chồng chất do vay nhiều nguồn
Bế tắc vì nợ nần có thể xuất phát từ việc vay tiền từ nhiều nguồn nhưng không có khả năng chi trả. Những nguồn tiền bao gồm: ngân hàng, đồng nghiệp, bạn bè, người thân, các công ty tín dụng,…
Khi có quá nhiều nơi để vay nợ, nhiều người bắt đầu ỷ lại và cứ liên tục nợ nần khi còn có thể. Tiền lãi tăng dần, nhưng thu nhập mỗi tháng không đủ trả khiến cho tình trạng nợ nần ngày càng nghiêm trọng.
Đầu tư, làm ăn thua lỗ dẫn đến vỡ nợ
Nhiều người rơi vào tình cảnh bế tắc vì nợ nần do làm ăn, đầu tư thua lỗ. Đây là vấn đề khó tránh trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay.
Việc làm ăn, kinh doanh yêu cầu một số vốn lớn, nhưng không phải ai cũng có đủ. Chính vì vậy, hầu hết thường chọn cách vay nợ để phát triển sự nghiệp.
Khi công việc kinh doanh không được lợi nhuận, người mượn nợ không có khả năng chi trả khoản vay ban đầu. Họ tiếp tục mượn tiền để đầu tư, từ đó dẫn đến phá sản với số nợ tăng cao.
Mục đích vay tiền không chính đáng
Nhiều người lâm vào cảnh nợ nần chỉ vì vay tiền phục vụ cho các nhu cầu cá nhân như: nghiện cờ bạc, nghiện game online, mua sắm đồ hiệu, đi du lịch, ăn chơi xa hoa, chạy theo bạn bè,…
Những mục đích không chính đáng này sớm muộn cũng sẽ đẩy họ vào cảnh bế tắc vì nợ nần chồng chất. Đặc biệt, nợ nần vì nghiện cờ bạc, lô đề là điều rất dễ thấy.
Nợ nần chồng chất vì các tổ chức tín dụng lừa đảo
Bế tắc vì nợ nần do lừa đảo tín dụng rất phổ biến. Thủ tục mượn tiền đơn giản, số tiền mượn lớn khiến nhiều người đâm đầu vào hình thức này.
Tuy nhiên sau một thời gian, khoản nợ này lại tăng lên gấp mấy lần, lãi mẹ đẻ lãi con khiến cho nhiều người mãi không thoát ra được vòng quay nợ nần.
Gặp phải tình cảnh khó khăn, không có khả năng trả nợ
Trong thực tế có không ít các trường hợp phải vay nợ để chữa bệnh cho người thân, lo cho con cái học tập,… nhưng lại không có đủ khả năng để chi trả. Khi thấy bản thân không còn lối thoát, nhiều người đã có những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy tuyệt vọng và mệt mỏi.
Ảnh hưởng tiêu cực khi rơi vào bế tắc vì nợ nần
Bế tắc vì nợ nần chồng chất khiến nhiều người rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn. Một số vấn đề tâm lý bất thường của người bị bế tắc vì nợ nần có thể kể đến như:
Không có động lực để thay đổi tư duy, cách nhìn, không sẵn sàng thay đổi chính mình.
Mất đi niềm tin trong cuộc sống vì nghĩ bản thân không như mọi người hay vì địa vị xã hội.
Thấy mình quá nhỏ bé, thấy mình cô đơn, vô vọng, không dám đối diện với vấn đề mà mình đang gặp phải.
Thấy bản thân không may mắn hoặc cũng có thể “cái tôi” trong họ quá lớn.
Luôn cố gắng giữ kín vấn đề của mình, không dám nói ra vì sợ mọi người chê bai, khinh bỉ,…
Nghĩ quẩn và tìm đến những cách dại dột như tự tử.
Nếu trong gia đình có người bế tắc vì nợ nần, những người còn lại phải có cách đối xử rất khéo léo, tinh tế. Nếu có điều kiện, nên tìm đến những chuyên gia tâm lý có chuyên môn để được hỗ trợ.
8 lời khuyên hữu ích cho người vỡ nợ
Dưới đây là 8 lời khuyên đặc biệt hữu ích cho người vỡ nợ. Những phương pháp này có thể giúp bạn sớm vượt qua áp lực, có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống
Ưu tiên cho việc trả nợ
Điều đầu tiên cần làm là ưu tiên sử dụng tiền vào việc trả nợ. Bạn cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng khoản nợ. Nếu bạn đang vay ở nhiều nơi thì phải cân nhắc xem khoản nào cần phải trả trước, đặt ra mục tiêu thời gian cụ thể.
Lên danh sách các khoản nợ của bản thân
Để biết được khoản vay nào cần phải ưu tiên trả trước thì bạn cần phải lên danh sách cụ thể và chi tiết về các khoản vay hiện tại của mình.
Bạn cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn và giá trị của khoản vay. Đừng nên gộp chung các khoản vay lại với nhau.
Hãy tách chúng ra thành từng cụm nhỏ, và xếp theo thứ tự ưu tiên. Thông thường bạn có thể trả nợ theo 2 hướng ưu tiên sau:
Trả khoản nợ có lãi suất thấp trước: Số tiền bỏ ra ban đầu ít, phù hợp khi bạn không có nhiều tiền. Khi giải quyết triệt để các khoản vay nhỏ, bạn sẽ cảm thấy nhẹ gánh hơn..
Trả khoản nợ có lãi suất cao trước: Ưu tiên áp dụng khi bạn có thể thanh toán khoản tiền lớn. Phương pháp này giúp giảm tiền lãi, giảm áp lực tài chính.
Lên kế hoạch chi tiêu thật hợp lý
Lời khuyên cho người vỡ nợ là hãy lên kế hoạch thật chi tiết về những khoản chi tiêu. Điều này không chỉ giúp giải quyết nợ nhanh chóng, mà còn xây dựng được một thói quen chi tiêu hợp lý.
Danh sách các khoản cần chi tiêu nên xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần.
Những khoản quan trọng: tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xăng xe, tiền thuốc men,…
Những khoản không quan trọng: tiền tiêu vặt, tiền mỹ phẩm, tiền quần áo,…
Những khoản không quan trọng nên loại bỏ hoặc cắt giảm bớt khoản chi. Cần phải tạo ra một sự chênh lệch giữa thu và chi, khoản dư này sẽ giúp bạn thanh toán được tiền nợ của mình.
Ngừng vay thêm nợ
Đây chính là cách tốt nhất để bạn giảm bớt bế tắc vì nợ nần chồng chất. Khi khoản nợ cũ vẫn chưa thể thanh toán thì đừng vay thêm nợ mới.
Hãy tìm cách để thanh toán dứt điểm khoản nợ cũ. Người quen dùng thẻ tín dụng nên kiểm soát chi tiêu, hạn chế mua sắm, hoặc tốt nhất là nên ngừng sử dụng cho đến khi thanh toán hết số âm.
Từ bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền
Bạn nên từ bỏ thói quen chi tiêu vào những món đồ đắt tiền để tránh việc bế tắc vì nợ nần nghiêm trọng hơn. Đừng để chứng nghiện mua sắm ảnh hưởng đến bạn.
Bạn cần biết những khoản tiền mình kiếm ra được nên chi tiêu vào mục đích gì. Hãy dồn các khoản chi tiêu xa hoa ấy vào việc trả nợ để giảm bớt các gánh nặng tài chính.
Sau khi trả nợ, bạn vẫn nên duy trì việc làm này để tránh tình trạng nợ thêm nhiều lần nữa. Nếu bạn muốn mua sắm một món đồ đắt tiền nào đó, hãy chọn cách tiết kiệm.
Mỗi tháng bạn hãy chi ra một khoản trong khả năng để “bỏ ống”. Sau vài tháng bạn cũng có thể mua được món đồ đó nhưng không phải vay mượn bất kì ai.
Tìm thêm nguồn thu nhập
Tìm thêm nguồn thu nhập để trang trải là lời khuyên cho người vỡ nợ. Bạn có thể tìm thêm những công việc ngoài giờ, công việc phù hợp với sở trường để gia tăng thu nhập.
Giữ cho bản thân bận rộn sẽ giúp tâm trạng của bạn thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Không nên thiếu tự tin hay tự trách bản thân, bạn cần mạnh mẽ đứng lên để giải quyết các khoản nợ của mình.
Nằm lỳ ở nhà khiến tâm trạng trở nên mệt mỏi, ủ rũ và bế tắc hơn. Ra ngoài làm việc có thể giúp bạn gặp gỡ nhiều người, hít thở bầu không khí trong lành để xoa dịu tinh thần.
Tự thưởng cho bản thân
Nghe có vẻ hơi vô lý trong giai đoạn bạn đang nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một trong các cách giúp bạn thoát khỏi bế tắc vì nợ nần
Chuyện gì cũng thế, thưởng phạt phải thật rõ ràng. Việc bạn phải khắt khe với bản thân để trả nợ sẽ khiến bạn mệt mỏi và vô cùng áp lực.
Chính vì điều đó mà khi bạn trả được một khoản nợ, hãy thưởng cho bản thân mọt thứ nho nhỏ. Bạn có thể động viên bản thân bằng một bữa ăn ngon, một ly trà sữa, hoặc một ngày nghỉ ngơi thoải mái.
Trò chuyện với những người có tư duy tích cực
Khi cảm thấy bế tắc vì nợ nần, cách tốt nhất để giải tỏa tâm trạng là trò chuyện và tâm sự với những người có tư duy tích cực. Bạn cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn tâm lý.
Người có tư duy tích cực, hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý, sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích. Điều này giúp bạn quyết tâm hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính.
Trên đây là những giải pháp hữu ích cho những ai đang bị bế tắc vì những khoản nợ nần chồng chất. Đối với những khoản nợ lớn, bạn cần phải kiên trì và cố gắng hết mình để thoát khỏi bế tắc vì nợ nần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường