menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Duyên

BCTC, chỉ tiêu kinh doanh của các nhóm ngành sau quý 1/2022

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2022, chỉ tiêu kinh doanh cả năm của các nhóm doanh nghiệp ngành phân bón, dầu khí, thủy điện, than, thủy sản, ngân hàng,... mới nhất.

Nhờ hưởng lợi về giá từ cuộc xung đột chính tị Nga - Ukraine, quý 1/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón như: DGC, PSW, DPM, VAF, LAS,... đều thăng hoa.

Việc giá bán cùng sản lượng phân bón bật tăng (lượng phân bón xuất khẩu cả nước đạt 474.268 tấn - tăng 42,2% YoY; giá xuất khẩu đạt hơn 653 USD/tấn - gấp đôi quý 1/2021) đã giúp các doanh nghiệp phân bón ghi nhận mức lợi nhuận tăng bằng lần trong quý 1/2022.

Cùng với ngành điện, bảo hiểm, cổ phiếu ngành nước được coi là nhóm "phòng thủ" trên thị trường chứng khoán - nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục giảm điểm và chưa định hình được xu hướng rõ ràng.

Kết thúc quý 1/2022, các doanh nghiệp ngành nước đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh với niềm vui không chia đều cho tất cả.

Bốn doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đi ngang so với cùng kỳ là Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu - Bwaco (UPCoM: BWS), Cấp thoát nước Long An (UPCoM: LAW), Cấp nước Nghệ An (UPCoM: NAW)Nước sạch Quảng Trị - Qtwaco (UPCoM: NQT).

Nhóm thủy điện được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ tích trữ nước tốt trong năm 2022 - đặc biệt là nhóm thủy điện từ khu vực miền Trung trở vào Nam.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 đạt 63,03 tỷ kWh - tăng 7,8% so với cùng kỳ. Cơ cấu huy động điện phần lớn đến từ nhiệt điện than (chiếm 45%, 28,4 tỷ kWh) mặc dù sản lượng mảng này đã giảm 4,5% so với cùng kỳ; thủy điện chiếm tỷ trọng thứ hai với sản lượng huy động 16,5 tỷ kWh - tăng 19%; các nguồn điện khác như tua bin khí đạt 7,6 tỷ kWh; năng lượng tái tạo tăng 28,5% đạt 10 tỷ kWh; điện nhập khẩu ở mức 451 triệu kWh, tương đương tỷ trọng 0,7%.

Đa phần các doanh nghiệp thủy điện đều có kết quả kinh doanh khả quan trong 3 tháng đầu năm

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá bán tiếp tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã công bố kết quả kinh doanh quý I cũng như dự phóng mục tiêu cả năm 2022 với những con số tăng trưởng ấn tượng.

Một số tên tuổi nổi bật thời gian này có VHC, IDI, MPC, ACL

Cùng với rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, một số doanh nghiệp dòng dầu khí cũng đồng loạt lên kế hoạch đi lùi trong năm 2022. Biểu hiện dễ thấy chính là tại POW, GAS, DCM, BSR, PAP, PVT hay PGC.

Có thể thấy, mỗi doanh nghiệp ngành đều có một bài toán riêng cần giải quyết trong năm 2022; việc đưa ra kế hoạch thận trọng cũng là một cách để giảm áp lực cho doanh nghiệp giúp thực hiện chỉ tiêu được ĐHCĐ giao phó.

Giá than toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục khi cuộc khủng hoảng địa chính trị Nga - Ukraine làm gia tăng kỳ vọng rằng các nước châu Âu sẽ bắt đầu mua nhiên liệu hóa thạch vì lo ngại rằng sự bế tắc giữa Nga và các quốc gia phương Tây sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt. Ở thị trường trong nước, giới phân tích nhận định, nhu cầu về năng lượng nhiệt bắt đầu phục hồi hậu Covid-19, giá than dự báo sẽ được điều chỉnh tăng từ 10 - 15% trong năm nay.

Tuy nhiên, các công ty khai thác than đang niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không mấy lạc quan về triển vọng kinh doanh năm nay, thậm chí đặt mục tiêu lợi nhuận giảm mạnh.

Mặc dù không hưởng lợi diễn biến giá than trên thị trường thế giới, không có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận song không thể phủ nhận nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn duy trì được kết quả kinh doanh ổn định như Than Hà Tu, Mỏ Việt Bắc, Than Vàng Danh. Các doanh nghiệp này đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm và việc đầu tư cổ phiếu để “ăn” cổ tức cũng là một lựa chọn của những nhà đầu tư không có nhu cầu trading liên tục.

Dù kỳ vọng lượng tiêu thụ điện trong năm nay tăng song nhiều doanh nghiệp ngành điện vẫn đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng. Hồi trung tuần tháng 4/2022, SSI Research vừa có báo cáo cập nhật về triển vọng ngành điện khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Nhóm phân tích nhấn mạnh, giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) đã tăng +37% so với cùng kỳ trong quý 1/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận các nhà máy nhiệt điện (thuộc NT2, POW, HND) tránh khỏi tăng trưởng âm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả