menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mạnh Quân Pro

Bất lực với chuyển giá

Cách đây độ 5 năm thì một đề tài khá ăn view trên các báo là chuyện "chuyển giá" của các doanh nghiệp FDI. Lúc đó ai cũng nghĩ, đấy, cứ kêu gọi, thu hút cho lắm vào, ông lớn, ông nhỏ vào cũng có thu được mấy đồng đâu, lại chuyển giá, trốn thuế hết, chỉ bất công cho các doanh nghiệp nội địa.

Dưới sức ép của dư luận, 3 năm trước, Tổng cục Thuế thành lập bộ phận chống chuyển giá, gồm các cán bộ, chuyên viên thuế giàu kinh nghiệm nhất với hy vọng là sẽ tập trung làm cho ra ngô, ra khoai, "đánh" những vụ chuyển giá qui mô lớn để vãn hồi trật tự.

Nhưng từ đó đến nay cũng chưa thấy Tổng cục công bố phát hiện vụ chuyển giá nào đáng kể, từ hoạt động của bộ phận này. Mà có khi cái phòng "chống chuyển giá" đó giờ không khéo giải tán rồi cũng nên.

Vấn đề là trong suốt mấy năm qua, đến nay, khái niệm "chuyển giá" là gì vẫn chưa rõ ràng và luôn có sự tranh cãi: Thế nào là chuyển giá? Xác định bản chất của các giao dịch liên kết và hoạt động chuyển giá trong DN là rất quan trọng để phân định đây là một hoạt động tài chính thông thường hay là một hành vi lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế.

Xưa nay, cứ thấy mấy ông doanh nghiệp FDI thu to, lỗ lớn, kéo dài nhiều năm mà cuối cùng vẫn chẳng thấy "ông" đó đóng cửa mà vẫn mở rộng cơ sở kinh doanh đều đều, người ta hay suy luận là: À, đây chính là chuyển giá. Nhưng có chốt được luôn đó là "chuyển giá" không vẫn còn phải cãi nhau tối ngày.

Thực tế luôn có nhiều tập đoàn lớn đa quốc gia vì lý do giữ thị trường và thị phần, sẵn sàng kinh doanh lỗ trong nhiều năm và tiếp tục đầu tư để hy vọng có thể thay đổi tình hình trong tương lai. Đối với những tập đoàn này, việc giữ lại một thị trường và thương hiệu trên thị trường đó thay vì đóng cửa bỏ đi khỏi thị trường và làm hàng chục ngàn người mất việc có giá trị lớn hơn nhiều so với số lỗ mà họ phải chịu.

Chính vì thế mà rất nhiều tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu mạnh chịu lỗ đến 10 -20 năm để duy trì thương hiệu của họ trên thị trường. Theo Kiểm toán nhà nước, Việt Nam có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. Nhưng nếu chỉ nhìn vào con số nói trên thì cũng khó khẳng định tất cả những DN này đang chuyển giá bất hợp pháp.

Ông anh Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế làm ở một viện nghiên cứu của Bộ Tài chính cũng nói là: “Nếu chỉ căn cứ vào việc một DN nào đó liên tục báo lỗ, nhưng vẫn mở rộng sản xuất và đầu tư, thì chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất và thiếu tính thuyết phục, do có vô vàn lý do để xảy ra tình trạng đó... cốt lõi để phát hiện chuyển giá chính là nắm được giá thị trường để làm căn cứ phát hiện và xử lý những giao dịch dựa trên quan hệ liên kết với giá phi thị trường.”

Theo một số chuyên gia khác, chuyển giá là các quy tắc và phương pháp định giá cho các giao dịch nội bộ và giữa các DN thuộc cùng một hệ thống sở hữu hoặc kiểm soát. Do những giao dịch liên kết xuyên biên giới có thể làm thay đổi thu nhập chịu thuế, các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia có thể áp dụng những phương pháp xác định giá khác với những phương pháp thông thường dựa trên giá thị trường giữa những doanh nghiệp độc lập.

Một cách hay được sử dụng để bớt “tranh cãi” trong xác định chuyển giáp là áp dụng APA (that thuận trước về phương pháp xác đinh giá tính thuế. Mô hình phổ biến nhất để thực hiện điều này là của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) với nguyên tắc cơ bản là khái niệm “giá thị trường”. OECD đã giải quyết vấn đề không rõ ràng này bằng cách cung cấp các hướng dẫn liên quan đến thỏa thuận trước về giá. Theo đó, các doanh nghiệp có thể cung cấp cơ sở cho việc định giá của bên liên quan cho cơ quan thuế phê duyệt trước khi thực hiện giao dịch. Các thỏa thuận này giúp đảm bảo chắc chắn cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại hiệu quả cao cho Chính phủ.

Cách này cũng đã được nghiên cứu để áp dụng trong quản lý thuế ở Việt Nam, nhưng đến nay chưa ký kết được thỏa thuận nào. Triển khai được thì sẽ đỡ tốn thời gian, công sức của cả các bên, mà “chuyển giá” hay không cũng sẽ rõ ràng, khách quan hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mạnh Quân Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

5 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại