Bất động sản thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương gặp khó
Các nhà đầu tư toàn cầu đã giảm chi tiêu vào bất động sản thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cách không tương xứng so với các khu vực khác.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết, trong đánh giá hàng quý, tổng khối lượng mua lại bất động sản thương mại bao gồm văn phòng, bán lẻ và khách sạn chỉ bằng khoảng 65% mức được ghi nhận trong hai năm qua.
Ngược lại, khối lượng này ở châu Mỹ chỉ giảm 25% trong nửa đầu năm 2020, trong khi ở châu Phi, châu Âu và Trung Đông ít thay đổi do có một số thương vụ thỏa thuận lớn.
“Các nhà đầu tư xuyên biên giới có thể đặc biệt lo lắng khi họ phải đối mặt với một cú sốc toàn cầu lớn như đại dịch Covid-19”, BIS cho biết.
Số trường hợp gia tăng sau đợt bùng phát virus đã buộc các quốc gia như Trung Quốc và Singapore phải áp đặt các biện pháp kiểm soát và đóng cửa biên giới nghiêm ngặt trong những ngày đầu của đại dịch, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn hơn trong việc ký kết các giao dịch bất động sản.
Nhưng ngay cả khi các quốc gia này mở cửa trở lại, người dân vẫn thận trọng trong việc nới lỏng các hạn chế đi lại khi tình hình đại dịch lại có xu hướng bùng phát trở lại và có nguy cơ làm chệch hướng đà hồi phục kinh tế.
BIS cho biết, với tầm quan trọng tương đối của bất động sản đối với một số nền kinh tế châu Á, các nhà hoạch định chính sách có thể cần phải xem xét cách giảm sự biến động của thị trường bao gồm các hạn chế đối với dòng vốn nước ngoài.
Báo cáo của BIS cũng cho thấy, giá trị bất động sản ở Hồng Kông là hơn 100% GDP của đặc khu và con số này là khoảng 47% ở Singapore.
Dựa trên dữ liệu của Real Capital Analytics, BIS cho biết, giá trị giao dịch của các trung gian tài chính xuyên biên giới như quỹ tài sản và ủy thác đầu tư bất động sản giảm từ 29 tỷ USD về 18 tỷ USD trong năm nay.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, Nhật Bản là quốc gia có tính trú ẩn nhất trong khu vực. Nhật Bản đã chứng kiến nhiều vụ mua lại các ngôi nhà của nhiều gia đình hơn bởi các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ, vốn đã rút lui khỏi phần còn lại của khu vực.
Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những thách thức vẫn còn hiện hữu. Trong trung hạn, các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có thể bị ảnh hưởng bởi các khoản vay nợ quá hạn và hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ chậm lại nếu đại dịch kéo dài hơn và khi các chính phủ chấm dứt hỗ trợ cho cả người thuê và chủ nhà trước khi nền kinh tế phục hồi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận