Bắt đáy và những điều cần lưu ý
Kinh nghiệm bắt đáy mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
I, Diển biến tâm lý quá trình thị trường giảm điểm
Giai đoạn 1: Khi thị trường bắt đầu rơi. Nhà đầu tư trải qua các cám xúc tiêu cực từ chối, sợ hãi, tuyệt vọng và hoảng loạn
1a. Lo ngại và từ chối
- Thị trường bắt đầu xu hướng giảm (downtrend), tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.
- Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng bạn không muốn cắt lỗ vì bạn không tin thị trường đang bước vào giai đoạn giảm và hi vọng vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh. Khi đó, bạn sẽ có xu hướng tham gia các giao dịch nhằm làm giảm khoản lỗ trước đó. Ví dụ như việc trung bình giá xuống.
- Lúc này, có một cảm giác mãnh liệt thôi thúc bạn vượt qua cảm giác thua lỗ càng nhanh càng tốt, và để làm được điều này, bạn bắt đầu “enter” nhiều hơn. Việc “trả thù” này dẫn đến việc bạn giao dịch nhiều hơn và làm tăng đáng kể rủi ro trong thị trường giá xuống. Mức độ căng thẳng cũng tăng cao và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định sai.
1b. Sợ hãi
- Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Bạn bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày. Các lệnh bắt đáy liên tục sai.
1c. Tuyệt vọng và hoảng loạn
- Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, bạn rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).
- Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá nhanh và mạnh. Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.
Giai đoạn 2: Thị trường giảm nhanh và quá sau, khoản lỗ quá lớn. Nhiều nhà đầu tư bước vào giai đoạn đầu hàng, tuyệt vọng… và lại nghi ngờ
2a. Bán tháo
Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn. Đà bán tháo, giải chấp lan rộng.
2b. Thất vọng
Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.
2c. Rời bỏ thị trường
Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc và tự hứa sẽ không bao giờ “chơi” chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.
2d. Mất niềm tin
Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm.
Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.
Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để “bắt đáy”, khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.
II. Ưu và nhược điểm khi bắt đáy chứng khoán
a. Ưu điểm
- Tiềm năng lợi nhuận cao: Khi mua vào cổ phiếu ở mức giá thấp nhất, nếu giá tăng trở lại, nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận lớn. Việc bắt đáy có thể mang lại cơ hội tăng trưởng vượt bậc khi giá cổ phiếu phục hồi.
- Mua vào với giá ưu đãi: Bắt đáy cho phép nhà đầu tư mua vào cổ phiếu với giá rẻ hơn so với giá trị tiềm năng của nó. Điều này có thể tạo ra lợi thế dài hạn và tăng khả năng sinh lời.
Việc mua vào cổ phiếu ở mức giá thấp trong chiến thuật bắt đáy chứng khoán sẽ tăng thanh khoản vì nhà đầu tư có thể chấp nhận mức lãi thấp hơn để bán nhanh hơn.
b. Nhược điểm
- Rủi ro giảm giá tiếp: Khi mua vào cổ phiếu ở mức giá thấp, thị trường có thể tiếp tục giảm và giá cổ phiếu không tăng trở lại như dự đoán. Nhà đầu tư có thể chịu lỗ hoặc gặp khó khăn trong việc thoát ra khỏi vị thế đầu tư, đặc biệt khi giá cổ phiếu không có sự phục hồi trong thời gian ngắn.
- Khó xác định đúng thời điểm đáy: Xác định chính xác thời điểm giá cổ phiếu đạt đáy là một thách thức. Thị trường có thể trải qua nhiều biến động và không có cách chắc chắn để biết liệu giá đã đạt mức thấp nhất hay chưa. Sai lầm trong việc xác định đáy có thể gây lỗ lớn hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư khác.
- Phù hợp đầu tư ngắn hạn: Chiến thuật bắt đáy chứng khoán thường được áp dụng trong kịch bản đầu tư ngắn hạn, bởi thị trường có thể biến động mạnh và khó đoán trước. Vì vậy, nó thường không phù hợp với những nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn.
c. Một số lưu ý khi bắt đáy
- Tránh bắt đáy với hàng đầu cơ/tài sản dưới mệnh giá: Loại tài sản này có nguy cơ giảm mạnh và gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Tốt hơn hết là tập trung vào cổ phiếu có giá trị và tiềm năng tăng trưởng.
- Hạn chế sử dụng margin khi bắt đáy: Việc sử dụng margin trong việc mua cổ phiếu khi bắt đáy có thể tăng rủi ro và gây áp lực tài chính. Thay vào đó, hãy sử dụng margin trong giai đoạn giá tăng để mua thêm cổ phiếu.
- Chia nhỏ giải ngân và tăng tỷ lệ an toàn: Hãy chia nhỏ vốn và mua cổ phiếu theo từng đợt nhỏ để tăng tỷ lệ an toàn. Điều này giúp giảm rủi ro khi cổ phiếu tiếp tục giảm và đảm bảo quản lý rủi ro tốt hơn.
- “Mồi trước” và cắt lỗ kịp thời: Hãy đặt một phần vốn nhỏ để “mồi” thử bắt đáy giai đoạn đầu. Nếu không thành công, hãy cắt lỗ ngay lập tức để giữ vững quản lý rủi ro.
III. Gợi ý các cách dò bắt đáy phổ biến:
a. Thông qua khối lượng giao dịch
+ Khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng trong phân tích chứng khoán và thường được xem là động lực chính cho sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu.
+ Cụ thể, khối lượng đặt lệnh và khối lượng lệnh đã được khớp có thể cho thấy lượng tiền được bơm vào thị trường.
+ Khi giao dịch của một cổ phiếu tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn, điều này thường cho thấy có một lượng lớn các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu đó và có thể tạo ra đà tăng giá. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi khối lượng giao dịch giảm đột ngột và giá cổ phiếu đạt đáy.
+ Sự thay đổi về KLGD phần nào phản ánh dòng tiền của nhà đầu tư và sự chuyển đổi trong tâm lý thị trường.
b. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật
+ Chỉ báo kỹ thuật là một công cụ quan trọng trong phân tích chứng khoán, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên đồ thị giá.
+ RSI, MACD, Moving Averages,… là những chỉ báo phổ biến được sử dụng để xác định điểm vào thị trường. Khi các chỉ số này giảm xuống mức thấp, đó có thể được coi là tín hiệu cổ phiếu chạm đáy, và ngược lại.
c. Theo dõi tin tức và sự kiện tài chính
+ Chính trị, tài chính và sự kiện kinh tế có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể theo dõi những tin tức này để tìm hiểu thông tin mới nhất và đưa ra quyết định bắt đáy chứng khoán.
d. Dựa vào chu kỳ cổ phiếu
+ Chu kỳ cổ phiếu là sự biến đổi giá của cổ phiếu theo thời gian. Theo dõi chu kỳ này giúp nhà đầu tư xác định điểm vào và ra khỏi thị trường chứng khoán một cách hiệu quả.
+ Để bắt đáy chứng khoán, nhà đầu tư cần đánh giá giá trị cổ phiếu và dự đoán tương lai của chúng. Bằng cách phân tích chu kỳ và định giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể tìm ra điểm mua vào thích hợp và tận dụng tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận