Báo cáo tuần (18-22/11/2024) thử thách ngắn hạn, cơ hội trung hạ
1. Tuần 11 – 14/11/2024: Áp lực bán gia tăng VN-Index vừa kết thúc một tuần giao dịch đầy biến động với mức giảm điểm mạnh kể từ khi chỉ số cắt xuống đường MA200, với 4/5 phiên áp lực bán chiếm ưu thế.
Theo đà suy giảm của tuần trước, VN-Index ghi nhận giảm điểm ngay từ phiên đầu tuần và vận động trong xu hướng giảm ở các phiên sau đó, đặc biệt là trong hai phiên cuối tuần, khiến chỉ số không giữ được mức hỗ trợ quan trọng 1240 điểm. Thêm vào đó, việc khối ngoại có động thái bán ròng kéo dài cũng làm cho tâm lý của NĐT trở nên bi quan hơn. Qua đó, VN-Index kết tuần với mức giảm 33.99 điểm (-2.71%)
2. Diễn biến dòng tiền: Áp lực ngắn hạn
Trong tuần qua, thị trường diễn biến hầu hết đều nghiêng về phía giảm điểm. Trong đó, các nhóm ngành ghi nhận giảm điểm mạnh hơn so với VN-Index trong tuần gồm ngành Dịch vụ tài chính (-7.2%), Bán lẻ (-6.4%), Ô tô và phụ tùng (-5.8%),...Ở chiều ngược lại, các ngành diễn biến vượt trội trong tuần qua gồm Truyền thông (+1.6%), Hàng & Dịch vụ Công nghiệp (+0.7%), Du lịch (0.6%)
3. Áp lực bán từ khối ngoại mạnh mẽ
Trong tuần qua, khối ngoại tiếp tục ghi nhận là nhóm bán ròng chủ đạo, cân dòng tiền mua ròng của ba nhóm còn lại. Trong đó, nhóm NĐT cá nhân trong nước duy trì mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp; nhóm NĐT tổ chức trong nước có động thái mua ròng tuần thứ 2 cùng với nhóm tự doanh duy trì chuỗi mua ròng 7 tuần liên tiếp. Giá trị bán ròng trong tuần qua đạt 4,026.4 tỷ đồng
4. Tiêu điểm tuần
Ý tưởng giao dịch tuần mới - CTCP Gemadept (HSX: GMD)
FPT ký hợp tác với 8 ‘ông lớn’ công nghệ tại Techday 2024
5. Chiến lược giao dịch & Nhận định tuần sau
Dựa trên phân tích dài hạn và bối cảnh vĩ mô hiện tại, thị trường đang có dấu hiệu hồi phục sau điều chỉnh tương tự giai đoạn 2015-2016 sau khủng hoảng. Đồng thời, vị thế của dòng vốn nước ngoài và thương mại quốc tế của Việt Nam hiện mạnh hơn so với năm 2015. Tuy nhiên, các vấn đề về nợ xấu của ngân hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong ngắn hạn, chỉ số thị trường đang kiểm tra lại đường xu hướng từ đáy năm 2022 và cần duy trì hỗ trợ quanh mức 1207. Các yếu tố hỗ trợ bao gồm: (1) Hỗ trợ kỹ thuật: Mức hỗ trợ quanh 1207 cần được giữ vững, với khả năng lấp gap tại đây. (2) Mô hình hồi phục: Trong khung thời gian 1H đã tạo hai đáy và hồi phục vào ngày 13/11 và 15/11, khả năng có đáy thứ 3 tăng cao cho một nhịp hồi đủ mục tiêu. (3) Dù thị trường chung giảm, nhiều mã xanh vẫn mạnh như GEX, nhóm Vietel, DXG,... cho thấy dòng tiền vẫn đang rục rịch chuẩn bị cho timing hồi phục của thị trường.
Tuần tới, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục hiện tại, chờ đợi tín hiệu hồi phục và thực hiện mua vào dựa trên các tín hiệu dòng tiền. Quan sát ngành ngân hàng: Chưa giải ngân thêm khi chưa có tín hiệu tạo đáy rõ ràng hoặc dòng tiền vào mạnh mẽ ở ngành này. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nên được giữ ở mức khoảng 50-70%, gia tăng lên 80% khi có cơ hội giải ngân, để tận dụng cơ hội từ xu hướng phục hồi trung hạn của thị trường.
Các cổ phiếu theo dõi:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận