Bank- ngành dẫn sóng thường niên
Câu chuyện dài hơi cho những nhà đầu tư trường vốn
Tăng trưởng tín dụng 20/9 – 31/12/2023:
. CTG: 8,5% à 15,59% -1.459.298 tỷ đồng.
. BID: 6,48% à 16,67% - 1.740.159 tỷ đồng.
. VCB: 1,55% à 10,58% - 1.268.504 tỷ đồng.
. MBB: 12,62% à 28,77% - 615.341 tỷ đồng.
➔ Trong vòng hơn 3 tháng, tín dụng 4 ngân hàng đã tăng lần lượt 7,09% - 10,19% - 9.03% - 16,11%. Tốc độ tăng trưởng rất nhanh chỉ trong 1 quý, điểm chung đều là do các ngân hàng chịu áp lực giải ngân và có thực hiện các biện pháp giải ngân theo hướng “kĩ thuật” nhằm xử dụng tốt lượng room được ngân hàng nhà nước cấp, qua đó tạo tiền đề tăng trưởng cho năm 2024 và các năm sắp tới.
Cả 4 ngân hàng CTG – BID – VCB – MBB đều có lợi thế về nguồn tiền gửi đầu vào được sự hỗ trợ lớn từ nhà nước và các doanh nghiệp trong hệ thống hành chính. Do đó có chi phí vốn đầu vào thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Kết hợp thêm việc các dòng tiền từ chính phủ, kho bạc cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu thường được xử lý tại các ngân hàng quốc doanh, điều này giúp tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn/tổng vốn huy động (CASA) của nhóm ngân hàng quốc doanh và MBB luôn nằm trong top đầu của hệ thống ngân hàng.
Nhờ chi phí huy động thấp, nhóm ngân hàng quốc doanh và MBB có thể dễ dàng cho vay với lãi suất thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, qua đó có lượng khách hàng đa dạng và chất lượng tốt. Đây là yếu tố nền tảng giúp các ngân hàng này kiểm soát rủi ro tốt hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác nhờ có thể chọn cho vay các khách hàng tốt với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, với đặc tính thận trọng, các ngân hàng quốc doanh và MBB thường có tỷ lệ trích lập dự phòng cao hơn các ngân hàng quốc doanh, trong ngắn hạn, điều này làm tăng chi phí của ngân hàng, song lại tạo bộ đệm an toàn và nguồn lợi nhuận dự trữ tương lai khi các ngân hàng này đối diện các rủi ro hệ thống có thể xuất hiện.
Với lãi suất huy động tăng cao vào cuối năm 2022 và chỉ bắt đầu giảm dần khi NHNN Việt Nam chuyển dần sang nới lỏng tiền tệ kể từ tháng 3/2023, chi phí huy động của các ngân hàng bắt đầu điều chỉnh giảm và đến cuối năm 2023 đã về mức trước 2022. Tuy nhiên, chi phí huy động chỉ thật sự giảm dần sau khi các hợp đồng tiền gửi đáo hạn và bắt đầu được tái tục với một mức lãi suất thị trường mới giảm mạnh theo mức lãi suất huy động hiện hành.
Từ đây, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động (NIM) của các ngân hàng sẽ có xu hướng gia tăng trong năm 2024 sau khi các hợp đồng tiền gửi đáo hạn dần vào cuối năm 2023 và đầu 2024, qua đó gia tăng NIM của hầu hết các ngân hàng trong hệ thống, trong đó có nhóm ngân hàng quốc doanh và MBB.
Dù trong ngắn hạn của năm 2023, NIM của hệ thống ngân hàng đã co lại so với cùng kì do lãi suất huy động giữa cuối năm 2022 có xu hướng gia tăng ngược với lãi suất giữa cuối năm 2023 lại có xu hướng giảm, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn gia tăng nhờ sự gia tăng tín dụng. Chính vì thế khi NIM hồi phục trong năm 2024, dự báo sẽ là điểm bùng phát lợi nhuận mạnh mẽ cho nhóm ngân hàng quốc doanh nhờ việc kiểm soát rủi ro tốt và vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt vào cuối năm 2023.
Với PB trung bình của nhóm ngân hàng đang ở mức 1.5 lần, đây là mức PB hấp dẫn với một ngành nghề có khả năng tăng trưởng doanh thu trung bình 10 – 15% (theo tốc độ tăng trưởng tín dụng), và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng quanh 20% (sau khi trừ chi phí trích lập dự phòng rủi ro).
Chân thành
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận