menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Thị Kim Dung

Bài toán Gọi vốn #7: Làm sao để kế hoạch tài chính có ý nghĩa thực sự với startup ở giai đoạn sớm khi gọi vốn?

Xin chào các bạn! Trong quá trình tiếp xúc với nhiều nhà sáng lập startup ở giai đoạn sớm đi gọi vốn, tôi nhận thấy có nhiều người phải loay hoay, dành rất nhiều thời gian với việc xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm dành cho startup của mình.

Đặt trong bối cảnh có quá nhiều biến số với những thách thức và cơ hội đến rồi đi, những khúc cua với những lúc thăng-trầm, khiến tôi suy nghĩ lại rằng, việc kéo excel tạo bảng kế hoạch tài chính tới tận…5 năm, liệu có thực sự phù hợp? Làm sao để nó có ý nghĩa và cần thiết thực sự với startup? Tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ của mình trong bài Daily Blog hôm nay nhé!

Có một thực tế phải thừa nhận rằng, startup ở giai đoạn sớm, còn đang trong quá trình cần thực hiện nhiều thử nghiệm phát triển sản phẩm để tìm thấy PMF, chưa hoạt động thực sự ổn định và cũng chưa có nhiều dữ liệu kết quả kinh doanh trong quá khứ, thì việc tạo kế hoạch tài chính trong dài hạn tới 5 năm như hiện nay, vẫn chỉ là một cách làm hài lòng nhà đầu tư khi gọi vốn, hơn là một bản kế hoạch mà startup có thể sử dụng mỗi ngày trong hoạt động kinh doanh. Tôi tin rằng, các nhà đầu tư có một chút kinh nghiệm thôi cũng dễ dàng nhận ra, tính “hình thức” của bản kế hoạch tài chính 5 năm của một startup ở giai đoạn sớm.

Nhận ra điều này là một chuyện, nhưng thực tế thì các nhà đầu tư vẫn muốn được nhìn thấy bản kế hoạch tài chính này trong hồ sơ gọi vốn của startup. Tôi nghĩ chỉ có 2 lý do đơn giản cho việc này: (1) nhà đầu tư chỉ muốn biết, nhà sáng lập có thực sự hiểu sâu và nhìn xa được hết những tiềm năng của startup mình trong thị trường mục tiêu không? (2) nhà đầu tư muốn biết được tham vọng và tầm nhìn lớn tới đâu của nhà sáng lập trong việc xây dựng startup có thể mở rộng được trong tương lai.

Tuy nhiên, thực tế thì bản kế hoạch tài chính của startup thường thách thức các nhà sáng lập trong việc làm sao để cân bằng với tham vọng (tầm nhìn lớn) với tính thực tế khi dự phóng tăng trưởng. Việc không cân bằng tốt được 2 yếu tố này, khiến các nhà sáng lập có thể bị nhìn nhận là “bay bay” thiếu thực tế, ngây thơ, hoặc là người không có tư duy của một startup có thể mở rộng.

Chính những thách thức kể trên, khiến tôi nhận ra rằng, việc dành quá nhiều trọng tâm vào bản kế hoạch tài chính 5 năm của startup ở giai đoạn sớm khi đánh giá khả năng đầu tư, có thể đẩy các nhà đầu tư ra xa khỏi những luận điểm thực sự quan trọng để đánh giá. Với startup ở giai đoạn sớm thì, luận điểm quan trọng nhất vẫn là nhà sáng lập - ở năng lực và bản lĩnh có thể đưa startup đi xa và lớn được tới đâu trong thập kỉ tới. Luận điểm tiếp theo sẽ là đánh giá quy mô tiềm năng của startup đó trong thị trường mục tiêu, với các giả định nếu startup đó có thể linh hoạt đi đúng hướng, phát triển được những sản phẩm phù hợp với thị trường, tìm ra được công thức mở rộng kinh doanh.

Startup được đặt trong một guồng quay với nhiều biến số thay đổi từ cả bên ngoài và bên trong, đòi hỏi startup phải liên tục thích nghi và linh hoạt điều chỉnh để phát triển. Do đó, với startup, dự phóng kế hoạch kinh doanh thường sẽ trong khung thời gian ngắn hạn hơn để bám sát nhất với thực tế. Theo thứ tự, kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm, xa nhất thì cũng nên chỉ 2 năm. Vì nếu dự phóng xa quá… tới 5 năm như chúng ta thường thấy hiện nay, thì đó rất có thể chỉ là “hình thức” làm hài lòng các nhà đầu tư, thiếu tính thực tế và tính linh hoạt cần có của một startup ở giai đoạn sớm.

Với tôi, với tư cách là nhà đầu tư, đi tìm startup tiềm năng để đầu tư và cam kết đồng hành phát triển lâu dài, thì tôi mong muốn được nhìn thấy một bản kế hoạch tài chính có chiều sâu - trong việc cho thấy cho thấy được sense - tư duy kinh doanh nhạy bén, có tầm nhìn và thực tế của nhà sáng lập. Cụ thể hơn nữa, là cho thấy quá trình tiến hoá phát triển của startup theo thời gian, tính có thể thay đổi (changeability) trong dòng sản phẩm, thị trường và phân khúc cận biên, cơ cấu chi phí, nguồn vốn bổ sung,…trong một khung thời gian dự phóng thực thế hơn.

Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về những vấn đề, thách thức cũng như gợi ý về việc xây dựng bản kế hoạch tài chính phù hợp cho startup ở giai đoạn sớm. Hi vọng bài viết có thể là những gợi ý nho nhỏ có ý nghĩa gửi tới các nhà sáng lập startup, những người còn đang loay hoay xây dựng bảng kế hoạch này cho startup của mình nhé! Yeah, just keep fighting!!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hoàng Thị Kim Dung

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
22 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại