Bài toán Gọi vốn #2: Suy nghĩ về buổi Pitch Meeting lý tưởng giữa Startup và VC (Đầu tư mạo hiểm)
Đã hơn 3 năm từ ngày tôi chia sẻ bài blog với đề tài "Định nghĩa" lại PITCH dành cho startup và quỹ đầu tư. Khi đó tôi đã nhận thức sâu sắc rằng, Pitch Meeting nên được diễn ra hiệu quả hơn, dù từ những buổi họp đầu tiên giữa startup founder và VC. Các buổi họp này được tối ưu nhất về giá trị, vì các nhà sáng lập cần được nhận lại xứng đáng nhất với thời gian và công sức bỏ ra để chuẩn bị cho buổi pitch meeting.
Tôi cảm thấy rất “xót” cho thời gian của cả founder và VC trong buổi họp đầu tiên, khi cả hai bên dành rất nhiều thời gian để thuyết trình giới thiệu lại từ đầu, từ những điều cơ bản như vấn đề thị trường - sản phẩm - đối thủ - mô hình kinh doanh... mà vốn dĩ những điều này đã có sẵn trong pitch deck, mà ai cũng có thể tìm hiểu trước buổi họp. Điều này vô hình chung khiến thời gian họp đó khó được tối ưu nhất, để đạt được tới mục tiêu cao hơn cả là để các bên thực sự thấu hiểu một cách sâu sắc và tìm ra được sự “Fit” giữa founder và VC.
Vì vậy, tôi đã luôn muốn "định nghĩa" lại Startup Pitch dành cho nhà sáng lập và nhà đầu tư. Đó là nếu pitcher "người ném bóng" là nhà sáng lập đã rất nỗ lực để rèn luyện và chuẩn bị cho cú "ném bóng" thì "người bắt bóng" là nhà đầu tư cũng cần phải nỗ lực bằng hoặc hơn để cả hai cùng tung hứng được. Tức là những buổi pitch với nhà đầu tư, không nên chỉ là một buổi để biết nhau, ở đó có người thuyết trình và người ngồi nghe chỉ để hiểu một cách đơn thuần, mà nên là 1 buổi thảo luận "tung hứng" trọn vẹn giữa hai bên, dựa trên hiểu biết đầy đủ trước đó về startup, để từ đó dù có đi đến quyết định đầu tư hay không thì nhà sáng lập cũng sẽ có những điều ý nghĩa "mang về" để hoàn thiện cho startup của mình.
Ví dụ như ở quỹ đầu tư Genesia Ventures, nếu với buổi họp lần đầu tiên khoảng 1 tiếng với nhà sáng lập startup, tôi sẽ liên lạc để nhận trước pitch deck để tự tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi rèn cho mình sự kỷ luật đó là phải chuẩn bị trước cho mỗi buổi họp với founder cho dù lịch trình có bận rộn như thế nào. Do đó, buổi họp đầu tiên giữa tôi và startup founder trong 1 tiếng, sẽ thường theo agenda như sau:
1/ Giới thiệu bản thân giữa founder và nhà đầu tư tại quỹ (~3 phút)
2/ Nhà sáng lập pitch về startup của mình (30 giây~ 1 phút) (có những lúc không cần vì tôi đã đọc hết thông tin ở Pitch deck trước đó rồi, nhưng phần pitch này là để nhà sáng lập có "đà" vào cuộc thảo luận sâu phía sau)
3/ Cùng thảo luận sâu về lý do khởi nghiệp lĩnh vực này, chiến lược GTM (Go-To-Market), chiến lược phát triển thu hút và giữ chân khách hàng, kết quả kinh doanh (nếu có) và làm thế nào để đạt được kết quả tốt hơn nữa, kế hoạch tuyển dụng và xây dựng đội ngũ mạnh, ... (~56 phút)
Việc dành nhiều thời gian hơn cho thảo luận “tung hứng” này, vừa có ích cho nhà sáng lập có thêm nhiều gợi ý có ý nghĩa cho phát triển startup của mình, đồng thời cũng giúp cho nhà đầu tư hiểu được được khả năng lĩnh hội, lắng nghe, tư duy nhạy bén của nhà sáng lập và cũng như tìm hiểu khả năng 2 bên có “fit” để đi cùng với nhau lâu dài sau này hay không. Vì vậy, mục đích của pitch gặp mặt nhà đầu tư không chỉ đơn giản là thuyết trình giới thiệu, mà có thể là tìm nhà đồng hành, người luôn thấu hiểu và là đối tác tin tưởng cùng thảo luận được, để đóng góp cho sự phát triển của startup. Và mình tin là đó mới là "định nghĩa mới" mang ý nghĩa và vai trò trọn vẹn hơn của PITCH.
Đây là email tôi đã nhận được, từ nhà sáng lập một startup mà tôi được tham gia vào buổi họp đầu tiên với anh vừa qua. Tôi thấy rất vui vì nỗ lực làm việc chăm chỉ, kỷ luật và bền bỉ trong khoảng thời gian vừa qua, để “tái định nghĩa” Pitch của tôi đã từng bước được các nhà sáng lập ghi nhận và đánh giá cao. Yeah, just keep fighting!!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường