Bài học rút ra từ câu chuyện thiểu phát năm 2024: Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bỏ qua dầu mỏ
Trong nền kinh tế số hóa và dịch vụ hóa ngày nay, người ta có thể dễ dàng tin vào câu chuyện cho rằng dầu mỏ không còn tác động thực sự đến lạm phát nữa. Nhưng đó thực sự là một sai lầm.
Lạm phát đang bắt đầu thấp hơn mục tiêu của một số ngân hàng trung ương, phần lớn là do sự thay đổi giá dầu (giá giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước). Điều này đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: dầu mỏ vẫn quan trọng, thậm chí là rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Hầu như không có góc nào của nền kinh tế mà dầu mỏ không vươn tới. Nó sưởi ấm nhà cửa và nhà máy, cung cấp năng lượng cho các nhà máy và mọi phương tiện vận tải, và là đầu vào quan trọng trong sản xuất hóa chất, nhựa, vật liệu và mọi loại hàng hóa.
Đúng là, tỷ lệ đóng góp trực tiếp và gián tiếp của dầu mỏ vào áp lực giá đã giảm đi so với nền kinh tế thâm dụng năng lượng trong nhiều thập kỷ qua, nhưng dầu vẫn là một trong những chiếc “chong chóng thời tiết” đo lạm phát chính xác nhất.
Và bất chấp những xáo trộn địa chính trị gần đây, dầu rõ ràng vẫn chỉ theo một hướng.
Mức độ biến động giá dầu WTI (so sánh theo năm).
Nhận định sai lầm
Nếu các nhà đầu tư dự báo sai giá dầu, khả năng quan điểm của họ về lạm phát – xét theo nghĩa rộng hơn là chính sách của các ngân hàng trung ương và bối cảnh kinh tế vĩ môn nói chung - cũng sẽ bị mờ nhạt, thậm chí là bị mù quáng.
Điều này đang diễn ra vào ngay lúc này. Năm ngoái có nhiều biểu hiện giả mạo, tín hiệu gây hiểu lầm và dự đoán sai trên thị trường tài chính, nhưng có lẽ hậu quả nghiêm trọng nhất là việc tất cả đều bỏ lỡ hướng đi của dầu.
Trong một cuộc thăm dò của Reuters đối với các nhà kinh tế và nhà phân tích được thực hiện cách đây một năm, họ dự đoán giá dầu Brent và dầu West Texas Intermediate của Mỹ (dầu WTI) trung bình năm 2024 lần lượt là khoảng 86 USD/thùng và 83 USD/thùng.
Trên thực tế, giá dầu Brent đã tăng lên trên 90 USD/thùng và WTI gần đạt mức đó vào tháng 4/2024, nhưng giá dầu đã giảm mạnh kể từ đó và tháng 9/2024 giảm xuống dưới 70 USD/thùng. Biến động giá dầu WTI hàng ngày (so với cùng kỳ năm trước) liên tục là âm kể từ ngày 22 tháng 7 và gần đây nhất là -30% (vào tuần cuối cùng của tháng 9/2024).
Tác động của điều này đối với lạm phát chung là rất lớn.
Lạm phát ở khu vực đồng euro hiện là 1,8% (so với cùng kỳ năm 2023), lần đầu tiên sau hơn ba năm ở mức thấp hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Do đó, kỳ vọng cắt giảm lãi suất của ECB đã tăng lên đáng kể, mặc dù về mặt lý thuyết, các ngân hàng trung ương được cho là sẽ bỏ qua biến động giá năng lượng.
Những động thái này cũng đang làm giảm áp lực giá ở Mỹ, nơi lạm phát năng lượng chiếm khoảng 7% chỉ số giá tiêu dùng và chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều trong chỉ số giá sản xuất.
Nếu giá dầu tiếp tục giảm, lạm phát của Mỹ năm tới sẽ giảm nữa.
Mỹ sẽ hạ lãi suất như thế nào?
Liệu diễn biến hiện nay trên thị trường năng lượng có báo hiệu rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn nhiều so với dự kiến của nhiều người không? Câu trả lời là có thể.
Các nhà phân tích thuộc Goldman Sachs ước tính rằng phần của giá năng lượng đóng góp vào CPI hàng năm của Mỹ sẽ tăng 1/10 điểm phần trăm lên -0,35 điểm phần trăm vào tháng 4/2025, đẩy chỉ số lạm phát giá chung (CPI) xuống mức 1,9%, dưới mục tiêu 2% của Fed.
Sử dụng biểu đồ đường cong giá dầu kỳ hạn tương lai làm cơ sở dự báo thì CPI của Mỹ tháng 4/2025 có thể chỉ ở mức 1,8%.
Chi phí năng lượng không chỉ tác động đến lạm phát chung. Các nhà phân tích của Goldman ước tính ngay cả khi giá dầu giữ nguyên không thay đổi, lạm phát cơ bản (là lạm phát không tính nhóm năng lượng và luông thực) vẫn sẽ thấp hơn 0,15 điểm phần trăm vào cuối năm 2025 và sẽ giảm thêm 0,15 điểm phần trăm nếu giá dầu giảm thêm 20 USD/thùng.
Nhìn bề ngoài, những con số trên có vẻ như là những con số nhỏ, nhưng đối với ngân hàng trung ương, mỗi một điểm cơ bản đều quan trọng. Và những thay đổi này vẫn có thể tác động đến lạm phát, do đó sẽ đẩy nhanh chu kỳ nới lỏng của Fed.
Lạm phát trong một số lĩnh vực hiện đã bằng hoặc thấp hơn mục tiêu 2% của Fed và Thống đốc Fed Christopher Waller gần đây cảnh báo rằng lạm phát cơ bản có thể sớm đi theo hướng đó.
"Giá năng lượng tiêu dùng đang kéo lạm phát chung giảm xuống. Giá dầu giảm thêm 7% trong tháng 9/2024 kéo giảm đáng kể đà giảm CPI tháng 9", các nhà kinh tế của JP Morgan cho biết.
Hiện tại, một cú sốc địa chính trị hoặc kinh tế rõ ràng có thể phá vỡ câu chuyện này. Nhưng, hiện tại, sẽ có lý khi cho rằng động lực giá dầu yếu có thể khiến các ngân hàng trung ương quay lại với các chiến lược mà họ đã áp dụng trước đại dịch Covid-19 sớm hơn so với dự đoán mọi dự đoán.
Goldman Sachs hôm thứ Sáu (4/10) dự đoán giá dầu Brent sẽ tăng 10-20 đô USD/thùng vào năm 2025 do khả năng gián đoạn sản xuất ở Iran. Israel đã thề sẽ tấn công Iran vì đã phóng một loạt tên lửa vào Israel hôm thứ Ba (1/10) sau khi Israel ám sát thủ lĩnh Hezbollah một tuần trước đó.
Các sự kiện này đã làm gia tăng lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn hơn ở Trung Đông, khiến cho giá dầu chỉ trong môt tuần đã tăng gần 10%, mức tăng mạnh nhấtd trong hơn một năm.
"Giả sử nguồn cung từ Iran bị gián đoạn 2 triệu thùng mỗi ngày trong sáu tháng, chúng tôi ước tính giá dầu Brent có thể tạm thời tăng lên mức đỉnh là 90 USD nếu OPEC nhanh chóng bù đắp khoản thiếu hụt và đạt mức đỉnh vào năm 2025, khoảng 95 USD nếu OPEC không bù lấp ", các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết.
Tuy nhiên, Goldman vẫn kỳ vọng giá dầu Brent sẽ giao dịch trong khoảng 70-85 USD và dự báo giá trung bình là 77 USD/thùng trong quý IV năm 2024 và 76 USDthùng năm 2025 trong trường hợp không có sự gián đoạn nguồn cung lớn.
Diễn biến lạm phát Mỹ và giá dầu trong 5 năm gần đây.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận