Bắc Ninh: Nguồn cung bất động sản công nghiệp đang dần khan hiếm
Bắc Ninh được đánh giá là tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với 16 khu công nghiệp, nhưng hiện nay những quỹ đất rộng khoảng 10ha đến vài chục ha để thu hút doanh nghiệp lớn thì không còn.
Theo ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung đất công nghiệp sẵn sàng bàn giao ngay tại các khu công nghiệp ở cả hai miền Nam - Bắc đều trong tình trạng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu tiếp tục vượt cung với tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc, nhu cầu cho phân khúc này là rất lớn ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm.
Bắc Ninh cũng không ngoại lệ với tình trạng đang khan hiếm nguồn cung. Với tốc độ phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây, Bắc Ninh hiện không chỉ là “thủ phủ FDI” của miền Bắc mà còn là điểm đến hấp dẫn nhiều “ông lớn” bất động sản trong nước. Tuy nhiên, trao đổi với Reatimes, ông Nguyễn Đức Long - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh đang khẩn trương báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 do đã sử dụng hết quỹ đất.
Chỉ còn trên 1.000ha quỹ đất để phát triển công nghiệp
PV: Theo ông thì các quỹ đất hiện nay đã đủ điều kiện để đáp ứng cho các doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh?
Thời gian qua, chúng tôi gặp khó khăn trong vấn đề quản lý. Ví dụ, doanh nghiệp thuê khoảng 1.000m2 đất trong khu công nghiệp để xây nhà xưởng, nhưng diện tích xây chỉ khoảng 500m2, quỹ đất thừa còn lại được chính doanh nghiệp đó tiếp tục cho doanh nghiệp khác vào thuê. Vì vậy, chúng tôi đã rà soát không để tình trạng này xảy ra và triển khai luôn một số loại hình nhà xưởng xây sẵn để những doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê. Họ chỉ việc đến thuê lại và lắp đặt máy móc, thiết bị và đi vào hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm cung ứng được cho các nhà đầu tư.
Chúng tôi dự định nếu doanh nghiệp nào đầu tư kinh doanh bất động sản thì phải làm bài bản ngay từ đầu, phân theo từng lô, xây sẵn nhà xưởng, hạ tầng đầy đủ…và những doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải đăng ký ngành nghề ngay từ đầu để khi vào hoạt động không bị chồng chéo. Chẳng hạn như vấn đề: An toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn môi trường... phải đồng bộ ngay từ đầu theo tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.
PV: Xin ông cho biết dư địa nguồn cung về quỹ đất công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, liệu có còn và đủ để phát triển, thu hút nhà đầu tư “đổ” về?
Hiện nay, tình hình giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao đất và triển khai các dự án hạ tầng khu công nghiệp. Đến nay, tỉnh có 5 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy (Tiên Sơn, VSIP, Quế Võ, Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 1, Yên Phong). Một số khu công nghiệp đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư như: Quế Võ II - Giai đoạn 1, Quê Võ III - Giai đoạn 1, Yên Phong II-C, Thuận Thành II, Thuận Thành III-B... nhưng quỹ đất sạch sẵn sàng cho thuê rất ít do vướng mắc trong bồi thường giải phòng mặt bằng, đặc biệt do thiếu kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 nên không đủ điều kiện giao đất...
Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022, chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 được phân bổ là 4.760ha; tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất được quyết định thu hồi của các khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch phát triển khoảng 5.412,76ha (vượt khoảng 652,76ha so với chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 được phân bổ là 4.760ha).
Hiện tại, một số khu công nghiệp đã được quyết định thu hồi đất, đã tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn thành tuy nhiên không còn đủ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 và chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp của địa phương năm 2025 không còn đủ để trình hồ sơ xin giao đất (ví dụ như: Khu công nghiệp Gia Bình, Gia Bình II, Thuận Thành III - Phân khu B...).
Trên cơ sở thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, để việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp không bị gián đoạn, đảm bảo tiến độ đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp và chuẩn bị các quỹ đất phù hợp (có vị trí thuận lợi, quy mô đủ lớn từ vài chục đến vài trăm ha đất sạch sẵn sàng cho thuê ở mỗi khu) để thu hút các nhà đầu tư.
Ban quản lý các khu công nghiệp đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh tổng hợp tình hình quy hoạch, khai thác và sử dụng đất của các khu công nghiệp tham mưu với UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phân bổ kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến 2025 của tỉnh Bắc Ninh tăng thêm khoảng 2.273,01ha.
Tuy nhiên, việc thành lập thị xã trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 huyện và tuân thủ các quy hoạch cấp trên nên không làm mất đi vị thế chiến lược của 02 huyện. Tính đến thời điểm này, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đã nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh và được tích hợp trong Đồ án quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Vì những lý do trên nên việc thành lập 2 thị xã cơ bản không làm ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng phát triển khu công nghiệp của 02 thị xã. Đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp khơi dậy và phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có để bứt phá vươn lên, phát triển bền vững, vì mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, điều kiện cuộc sống đô thị cho người dân địa phương, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Hiện đại, văn minh, hài hòa và bền vững”.
Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư và đổi mới thích ứng
Thời gian qua vừa qua, do nhiều nguyên nhân như: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, do ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine; hay những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu kế hoạch sử dụng đất, những thay đổi trong công tác thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy… ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu… giảm). Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá với tỷ lệ lấp đầy và tiến độ đầu tư khu công nghiệp Bắc Ninh cơ bản tốt.
Đối với doanh nghiệp cũ đã và đang hoạt động sản xuất thì chúng tôi cho rằng vẫn còn phù hợp. Bởi vì, các khu công nghiệp được quy hoạch một cách bài bản và trong quá trình đầu tư cũng đã có sự chọn lọc.
PV: Như ông vừa chia sẻ sắp tới tỉnh Bắc Ninh sẽ có chính sách thu hút đầu tư theo các ngành, nhưng về cơ bản vẫn chưa hình thành các cụm liên kết trong sản xuất công nghiệp nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp để phù trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn. Vậy thời gian tới, chính sách đẩy mạnh cụ thể là như thế nào?
Chúng tôi sẽ tích cực phối hợp với sở Công Thương của tỉnh triển khai hỗ trợ đào tạo cùng với Samsung trong thời gian vừa qua. Cụ thể sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong các nhà máy thông minh, nâng cao quản lý để làm sao đưa nhiều doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ có thể tham gia chuỗi cung ứng của các sản phẩm điện tử ngày càng nhiều.
Hàng năm, chúng tôi cũng tổng kết đánh giá đối với những doanh nghiệp đã được đào tạo, được Samsung hỗ trợ thì giá trị sản phẩm nâng lên, trình độ nâng lên để tham gia vào chuỗi. Tuy nhiên, số này vẫn chưa được nhiều như kỳ vọng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng làm việc với các doanh nghiệp lớn như Samsung, các doanh nghiệp có sản phẩm đầu cuối như Canon... để xem họ cần nhu cầu cung cấp đầu vào là gì, từ đó sẽ tạo điều kiện hỗ trợ hợp lý.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và giải quyết những vướng mắc cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp cần thực hiện sớm các nội dung sau:
PV: Với những lợi thế đang có, Bắc Ninh sẽ có chiến lược phát triển gì để thu hút mạnh các nhà đầu tư, dòng vốn FDI trong thời gian tới, thưa ông?
Tiếp nối những kết quả đạt được, để đẩy mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cũng đã tham mưu UBND tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp chủ yếu như: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để làm cơ sở thu hút đầu tư; tổ chức công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh để mời gọi đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI); tăng cường đối thoại, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2023 cũng như tạo đà thu hút đầu tư trong thời gian tới, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh tiếp tục bám sát định hướng thu hút đầu tư theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và các Nghị quyết, chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh; đồng thời sẽ tích cực tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh định hướng và chiến lược thu hút FDI dài hạn. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:
Từ đầu năm 2023, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể, chi tiết với kế hoạch mỗi quý sẽ tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư trong nước đối với các nhà đầu tư theo quốc gia trọng tâm như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản… Tháng 3/2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư các ngành điện tử đến từ Trung Quốc, thu hút gần 100 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đã đến thăm, tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Trong tháng 4/2023 Ban quản lý đang thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư đối với các doanh nghiệp đến từ Đài Loan.
Đây là những tín hiệu rất tốt trong những tháng đầu năm, hứa hẹn kết quả thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp Bắc Ninh năm 2023 tiếp tục khởi sắc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường