menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Đình Phúc

Áp thuế chống phá giá thép HRC: 'Hai DN hưởng lợi nhưng cả nghìn DN thiệt hại''

Bình luận về đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép HRC, một số doanh nghiệp thép cho rằng đề xuất này sẽ chỉ giúp hai doanh nghiệp được lợi nhưng hàng chục nghìn doanh nghiệp khác bị hại.

Như đã đưa tin, hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.

Phản ứng lại thông tin này 9 doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước đã cùng ký công văn gửi các cơ quan chức năng, bày tỏ lo ngại nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực, không chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn nền kinh tế và xã hội.

Trao đổi với VietnmFinance, ông Chương An Quốc, Công ty TNHH thép Kim Quốc cho rằng, nếu sản phẩm thép HRC bị áp thuế thì chỉ 2 doanh nghiệp thép được lợi nhưng… hàng nghìn doanh nghiệp sẽ bị hại.

“Thép HRC trong nước được bán với giá cao nhưng vẫn không thể đáp ứng được hết nhu cầu trong nước. Vì vậy, khi áp thuế choóng bán phá giá với sản phẩm này, hàng loạt doanh nghiệp tôn, mạ thép trong nước sẽ chịu ảnh hưởng. Chính sách này chỉ tốt cho 2 doanh nghiệp mà thôi”, ông Quốc nói.

Đáng nói cũng theo ông Quốc, việc áp thuế chống bán phá giá với thép HRC sẽ khiến các sản phẩm liên quan đến mặt hàng này tăng mạnh. “Điều này không chỉ ảnh hưởng tới ngành thép mà còn gây ảnh hưởng lớn tới toàn bộ các công trình đầu tư công và làm các công trình này bị đội thêm rất nhiều chi phí. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề này?”, ông Quốc nói và đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, một doanh nghiệp ngành thép khác cũng cho biết, nếu áp thuế chống bán phá với dòng sản phẩm thép HRC, rất nhiều doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng.

Hiện mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ HRC của Việt Nam khoảng từ 10 đến hơn 13 triệu tấn nhưng tổng công suất thiết kế sản xuất HRC tại Việt Nam chỉ khoảng 8,2 triệu tấn/năm, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Không chỉ vậy, có những mác thép mà các công ty sản xuất HRC trong nước không sản xuất hoặc sản xuất với lượng hạn chế nên bắt buộc các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu.

“Hoà Phát và Formosa là hai doanh nghiệp sản xuất được HRC tại Việt Nam với gần 80% năng lực toàn ngành HRC nội địa. Một khi thuế chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc được áp dụng, hai doanh nghiệp này sẽ độc quyền hoàn toàn nguồn cung. Như vậy, các doanh nghiệp này có khả năng tăng giá bán, dẫn đến giá bán thành phẩm tăng tương ứng. Khi đó, giá nhập khẩu HRC cũng tăng cao vì áp thuế chống bán phá giá, chắc chắn ngành sản xuất tôn mạ, ống thép tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Đối tượng chịu thiệt là người tiêu dùng” – 9 doanh nghiệp sản xuất, thép, tôn nhấn mạnh trong văn bản gửi gửi các cơ quan bộ ngành.

Về vấn đề này, trả lời báo chí, ông Trịnh Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, hiện Cục đang tiến hành thẩm định tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ yêu cầu. Kết quả thẩm định hồ sơ sẽ được thông báo cho các bên liên quan sau.

Căn cứ theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ đầy đủ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ quyết định việc điều tra hoặc không điều tra.

Ngoài ra, thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra, và trường hợp cần thiết thời gian điều tra có thể gia hạn thêm sáu tháng.

HRC là sản phẩm nền tảng, nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất công nghệ cao khác như sản xuất ô tô, đóng tàu, công nghiệp cơ khí chế tạo, đồ gia dụng, kết cấu thép, tôn mạ, ống thép, vỏ container…

Ngày 26/3, tại chương trình gặp gỡ nhà đầu tư ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, lãnh đạo Hòa Phát chia sẻ, Hòa Phát và Formosa đã gửi hồ sơ đề xuất điều tra chống bán phá giá với thép HRC từ Trung Quốc. Đây là việc làm nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, trong hồ sơ cũng đã thể hiện các dữ liệu thị trường, sản xuất, nhập khẩu HRC.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.40

-0.15 (-0.53%)

Biểu đồ mã HPG
7 Yêu thích
1 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại