menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huỳnh Tuấn

Ảnh hưởng từ hành động rút tiền của NHNN sau 2 tuần và các biện pháp phòng vệ tiếp theo

Ảnh hưởng từ hành động rút tiền của NHNN sau 2 tuần và các biện pháp phòng vệ tiếp theo. Ảnh hưởng đến thanh khoản - Lãi suất ngắn hạn trên hệ thông ngân hàng.

Theo thống kê hành động hút thanh khoản của NHNN trên thị trường OMO trong 12 phiên vừa qua, với lượng VND hút ròng hàng ngày được kiểm soát ở mức thấp và vừa phải, tương ứng 10 – 20 nghìn tỷ đồng/phiên, tùy thuộc vào giai đoạn cao điểm của thị trường. Chú ý NHNN chủ động gia tăng cường độ hút 20 nghìn tỷ/phiên ở những thời điểm diễn biến lợi suất TPCP toàn cầu và USD diễn biến phức tạp (độ biến động cao trong phiên giao dịch trước kèm với các tin tức vĩ mô).

Lượng hút trong xuyên suốt giai đoạn đều có tham gia của nhiều thành viên (chủ yếu tổ chức ngân hàng, trên 8 thành viên đa số các phiên). Thanh khoản bị rút ròng dàn trải trên hệ thống, hạn chế diễn ra tình trạng thiếu thanh khoản cục bộ trên thị trường liên ngân hàng.

Tính đến 06/10/2023:

- LƯỢNG HÚT TỔNG CỘNG: 140,000 TỶ ĐỒNG – TÍN PHIẾU NHNN KỲ HẠN 28 NGÀY.

-THỜI GIAN HÚT RÒNG THÔNG QUA OMO: 12 PHIÊN (KÉO DÀI TỪ 21/09 – 06/10).

-THỜI GIAN TRẢ VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG DỰ KIẾN: 12 PHIÊN ĐỐI ỨNG, KÉO DÀI TỪ 19/10 – 03/11.

- Tổng quan lượng hút Tín phiếu NHNN và dự kiến thanh khoản trả về hệ thống ngân hàng nửa đầu tháng 10, tính đến 06/10/2023

Thời điểm hiện tại, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang có những chuyển biến lớn, với những dòng thanh khoản lớn đã và đang được bổ sung vào hệ thống (từ nhóm tiền gửi dân cư đáo hạn, Ngân sách nhà nước chi tiêu ròng dự kiến mạnh, cùng với lượng USD đổ vào ổn định). Cùng thời điểm, việc NHNN rút ròng VND như 1 biện pháp phòng vệ.

Quan sát cho thấy:

+ Việc hút ròng của NHNN nhằm tác động đến thanh khoản và lãi suất trên thị trường 2 (cân bằng áp lực tỷ giá bên ngoài) trở nên phức tạp và khó hiệu quả hơn để đạt mục tiêu kiếm soát lãi suất – tỷ giá, do nền thanh khoản tăng cao không đúng thời điểm.

+ Nền lãi suất thấp không bị ảnh hưởng nhanh và mạnh, kể cả trong bối cảnh NHNN hút ròng gần 150 nghìn tỷ.

Một số điểm được quan sát:

+ Sau hơn 7 ngày hút ròng khoảng 100 nghìn tỷ, lãi suất trên thị trường 2 bắt đầu chịu áp lực. Tuy nhiên áp lực là không đáng kể.

+ Sau hơn 11 ngày hút ròng khoảng 140 nghìn tỷ, lãi suất liên ngân hàng 2 tuần – 1 tháng bắt đầu có dấu hiệu tăng đến vùng quan sát (vùng quan sát 1: 2.2% ; vùng quan sát 2: 2.5%, tiệm cận lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng 3.5% trên thị trường 1). Cụ thể lãi suất 2 tuần – 1 tháng đã dần tiệm cận 2%.

+ Ngưỡng tiếp tục quan sát là lãi suất 1 tháng có bị áp lực và tăng đến những mức cao hơn 2.2% - 2.5%, có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc lãi suất huy động thị trường 1 được đặt ở mức thấp kỷ lục. (3.5% - 4.0%: 3 tháng, 4.5% - 5.0%: 6 tháng; 5.5% - 6.0%: 12 tháng).

- Lãi suất thị trường 2 bắt đầu tăng nhanh hơn khi lượng rút Tbill hơn 100 nghìn tỷ đồng

+ Áp lực từ việc hạn chế thanh khoản dư thừa của NHNN cũng gây áp lực lên lợi suất TPCP 10 năm Việt Nam. Có thể thấy xu hướng tạo đáy trung hạn của lợi suất 10 năm dựa trên Chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN đã ko được duy trì, vùng tạo đáy 2.5% - 3.0%. Ước tính vùng cân bằng tiếp theo đối với lợi suất TPCP 10 năm rơi vào 3.3% - 3.5% trong ngắn hạn, mức thể hiện nền thanh khoản ngân hàng vẫn trong vùng ổn định.,

- Áp lực tiền tệ - lãi suất toàn cầu khiến lợi suất TPCP 10 năm đảo ngược xu hướng giảm

ÁP LỰC TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TỪ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TĂNG CAO

Sau hơn 2 tuần sử dụng chiến thuật hút ròng thanh khoản linh hoạt trên OMO, cùng với diễn biến USD là lợi suất toàn cầu hạ nhiệt trong tuần đầu tháng 10, sau khi áp lực thanh khoản cuối quý “window dressing” được giải tỏa, tỷ giá USD/VND đã có phần hạ nhiệt sau khi tiệm cận mốc 24,500 đồng.

Nhìn chung các áp lực “tiền tệ và tỷ giá” trên toàn cầu vẫn đang neo ở vùng rủi ro nhất trong các giai đoạn thị trường tài chính toàn cầu gặp biến động rất lớn trong quá khứ. Ví dụ USD hiện tại đang di chuyển ở vùng đỉnh 20 năm qua, ghi nhận ở những thời điểm biến động tài chính – địa chính trị lớn; Lợi suất TPCP Mỹ dài hạn 10 năm – 30 năm đang lần lượt neo ở các ngưỡng 4.80% - 5.0%, ngưỡng được ghi nhận trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 cũng như trong cuộc khủng hoảng địa chính trị “11/9 - Mỹ” - khủng hoảng bong bóng dotcom 2001 – 2002.

- Lãi suất TPCP dài hạn 10 năm của Mỹ đang dao động vùng cao nhất kể cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008. Tương tự đối với các loại lãi suất quan trọng khác: Lãi suất TPCP Mỹ 30 năm – chỉ số DXY

- Lợi suất TPCP Mỹ 30 năm chạm vùng cao nhất kể từ 2007 – 2 2008

- DXY (USD) tiếp tục di chuyển theo xu hướng nguy hiểm, tiện cận vùng 108 – 112

Bên cạnh đó một số cặp tiền tệ chính trên toàn cầu đang rơi vào ngưỡng dao động nguy hiểm vùng đỉnh nhiều năm do ảnh hưởng bởi:

- Tăng trưởng kinh tế yếu.

- Chính sách tiền tệ có xu hướng bớt thắt chặt, ngược chiều Fed. Điển hình cho xu hướng trên có thể thấy trên CNY và JPY, 2 đồng tiền toàn cầu đang bị phá giá nguy hiểm.

Đà mất giá mạnh từ CNY và JPY đều gây áp lực phá giá lên các đồng tiền khác, điển hình các loại tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm: VND (Việt Nam), THB (Thái Lan), IDR (Indonesia).

- Đồng IDR (Indonesia), THB (Thái Lan) mất giá mạnh trong 2 tháng gần đây

Ngoài ra các diễn biến mới của 1 số sự kiện trên toàn cầu đã và đang tạo ra môi trường rủi ro tăng cao hơn nữa. Có thể thấy áp lực của những sự kiện trên lên những biến số chính vẫn chưa có cơ sở xác định chính xác, nhưng cần được cảnh báo sớm:

+ Số liệu tăng trưởng việc làm của Mỹ (Non-farm payrolls), công bố vào tối thứ 6, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 13 tháng (ngoại trừ tháng 1/2023), ở mức 336,000.

+ Cuộc chiến tranh giai đoạn đầu giữa Israel – nhóm khủng bố Hamas (trực thuộc Palestines) – căng thẳng có thể lan san nhóm Hezbolla (trực thuộc Lebanon – hỗ trợ bởi Iran) cho thấy có thể gây bất ổn địa chính trị khu vực Trung Đông cũng như rủi ro gia tăng căng thẳng đối với 2 cường quốc quân sự Israel – Iran.

+ Các bài phát biểu gần đây của nhóm điều hành Chính sách tiền tệ Fed có xu hướng thể hiện quan điểm thắt chặt tiền tệ hơn: (1) lãi suất sẽ có thể tăng 1 đến 2 lần; (2) quan điểm ủng hộ duy trì lãi suất đỉnh trong thời gian kéo dài.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỶ GIÁ TIẾP THEO TRONG KỊCH BẢN ÁP LỰC TỶ GIÁ TĂNG

Có thể thấy NHNN Việt Nam đang cố gắng điều hòa cân bằng các xu hướng chính “lãi suất – thanh khoản – tỷ giá” trong ngắn hạn, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tiền tệ - vĩ mô các khu vực kinh tế lớn toàn cầu, đặc biệt là Mỹ (bao gồm DXY và xu hướng lãi suất trên thị trường Mỹ).

Các xu hướng tỷ giá – lãi suất toàn cầu đều rơi vô vùng biến động nguy hiểm gần đây, có thể thấy áp lực bên ngoài lên “tỷ giá – chính sách tiền tệ nới lỏng” sẽ tiếp tục hiện hữu, có xác suất gia tăng cao trong các tuần tới, dựa trên những sự kiện lớn chưa có kết quả. (bao gồm diễn biến giai đoạn sau chiến tranh Israel – các quốc gia Mulism, diễn biến US CPI được công bố tối thứ 5 tuần sau, cũng như diễn biến về căng thẳng chính trị Mỹ liên quan đến rủi ro đóng cửa Chính phủ Mỹ).

Trên quan điểm của Sốp, hoạt động hút thanh khoản của NHNN có thể sẽ chạm giới hạn dừng trong 1 – 2 tuần sắp tới, vì có thể gây áp lực thanh khoản ảnh hưởng đến cấu trúc lãi suất tiết kiệm ở mức thấp. Theo ước tính NHNN sẽ khó chạm đến mức hút 200,000 tỷ đồng (giả định hút trung bình 60,000 tỷ trong tuần sau). Mức lãi suất trên thị trường 2 đã chạm gần đến ngưỡng huy động ngắn hạn trên thị trường 1.

Trong trường hợp diễn biến lãi suất và tiền tệ toàn cầu tiếp tục tăng cao trong ngắn hạn, Sốp dự đoán các hành động có thể có của NHNN:

- Hoạt động hút của NHNN trên thị trường OMO có thể được duy trì ở mức 120,000 – 150,000 – 200,000 tỷ trong ngắn hạn, cho tới khi áp lực lãi suất trên thị trường 2 lên thị trường 1 hiện hữu rõ hơn. Trong trường hợp tín dụng có dấu hiệu tăng nhanh, lượng hút được kỳ vọng sẽ điều chỉnh theo mục tiêu đầu tiên “không ảnh hưởng lên lãi suất thị trường 1”.

- NHNN có thể dùng các biện pháp khác để phòng ngừa đầu cơ tỷ giá trong giai đoạn dòng USD bị rút ròng mạnh hơn, như bán USD qua các hợp đồng 3-month options hoặc 6-month options nhưng đã từng sử dụng vào quý 3/2022. Giải pháp này phần nào giải quyết nhu cầu USD trong hoạt động kinh tế thực, hạn chế dòng đầu cơ USD đối với khu vực tài chính, và không ảnh hưởng trực tiếp đến nền thanh khoản VND hiện tại.

- Sử dụng các biện pháp tăng lãi suất mức nhẹ, ví dụ: Tăng lãi suất tính trên thanh khoản dư thừa của ngân hàng (không ảnh hưởng thanh khoản thực sự lên thị trường 1.

- Trong tình huống căng thẳng nhất, các biện pháp SBV có thể sử dụng bao gồm:

+ Tăng nhẹ các loại lãi suất điều hành chính (như trần lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn/tái chiết khấu);

+ Bán USD trên thị trường giao ngay. Tuy nhiên xác suất xảy ra không cao, vì ảnh hưởng đáng kể đối với Chính sách tiền tệ mục tiêu trung hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Huỳnh Tuấn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

6 Yêu thích
15 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại