Ẩn số lạm phát Trung Quốc
TQ hậu covid và mở cửa ít nhiều giúp kinh tế toàn cầu và VN đối mặt không chỉ là gam màu xám.
1. Nhập khẩu dầu khô có dấu hiếu hồi phục từ tháng 12/2022
Bloomberg dự báo tăng trưởng của Trung Quốc tăng tốc trong năm nay, từ 3% năm ngoái lên 5,8%. Việc này có thể kéo lạm phát toàn cầu lên thêm 1% trong quý cuối năm 2023. Còn nếu Trung Quốc tăng trưởng cao hơn nữa, với 6,7%, lạm phát sẽ nhích thêm 2%.
Áp lực giá từ Trung Quốc có thể lan truyền qua 2 kênh. Một là cú sốc nguồn cung nếu làn sóng lây nhiễm khiến lao động không thể đi làm và các nhà máy chật vật duy trì sản xuất. Việc này sẽ kéo lạm phát lên cao như thời kỳ đầu đại dịch.
Kênh thứ hai là nhu cầu tăng mạnh khi cuộc sống trở lại bình thường. Hoạt động mua sắm sẽ sôi động trở lại. Nhập khẩu dầu của nước này đã đi ngang trong đại dịch. Vì thế, kỳ vọng về việc nhu cầu nhiên liệu đi lên đã kéo giá dầu tăng từ 76 USD một thùng đầu tháng 12 lên 86 USD hiện tại. Nhà phân tích Jeff Currie tại Goldman Sachs dự báo giá có thể sẽ lên 105 USD hoặc cao hơn. ( trích từ bloomberg).
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong hôm 13/1 cho biết việc Trung Quốc mở cửa lại có thể kéo giá dầu lên cao.
Nhập khẩu dầu trong cả năm của người mua hàng đầu thế giới đạt tổng cộng 508,28 triệu tấn, tương đương 10,17 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn 0,9% so với năm 2021, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan TQ. Nhập khẩu năm 2020 đạt mức cao kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày. ( chart dưới nhập khẩu dầu khô của TQ đã có dấu hiệu hồi phục từ tháng 12/2023.) Việc hồi phục mức nhập trước 2020 chỉ là vấn đề thời gian.
2. Giá thịt lợn trung quốc vẫn xu hướng giảm
Giá thịt lợn và CPI có liên quan chặt chẽ ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã trải qua 4 "chu kỳ heo hơi" kể từ năm 2006. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 3 đến 4 năm.
Có ít nhất một bệnh dịch trong mỗi chu kỳ đẩy giá lên cao. Nhưng trong những chu kỳ gần đây, rõ ràng có một số lực lượng phi thị trường đang ảnh hưởng đến giá cả, chẳng hạn như chính sách môi trường của chính phủ TQ. Chăn nuôi lợn cao cấp, tiến bộ kỹ thuật đã làm giảm đàn lợn nái sinh sản và lợn sống.
CPI năm 2019 tăng do giá thịt lợn tăng chóng mặt. Nguồn cung lợn thiếu hụt do dịch tả lợn bùng phát. Đồng thời, giá các loại thực phẩm thay thế thịt lợn cũng tăng mạnh. Giá thịt lợn tăng trở lại do nguồn cung phục hồi và nhập khẩu thịt lợn Mỹ tăng.
Thịt lợn – mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong số các loại thực phẩm trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc – đang có mức mức tương đối thấp. Điều này được cho là nhân tố đã giúp giảm bớt áp lực lạm phát đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. ( chart hình 2 quyền số của các mặt hàng trong CPI TQ)
NBS điều chỉnh lại rổ CPI TQ 5 năm một lần, gần đây nhất là vào năm 2016. NBS cũng có thể điều chỉnh trọng số của các thành phần hàng năm.
Các mặt hàng trong CPI TQ cơ bản chiếm 77-78% CPI tiêu đề, trong khi năng lượng chỉ chiếm 2-3%.
Một khía cạnh khác là chia rổ CPI TQ thành hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa chiếm tỷ trọng 63% và dịch vụ chiếm tỷ trọng 37%. Lương thực chiếm khoảng 19,9% — thấp hơn nhiều so với mức
khoảng 30% của năm 2015.
Nhìn chung quyền số của CPI hiện tại là nhóm lương thực ( thịt lợn tỉ trong cao) và housing đều đang giảm . Lạm phát ko quá "áp lực" là dư địa cho cstt nới lỏng của PBOC để kích thích nền kinh tế trong 1 bối cảnh mà các nền kinh tế DM khác như Mỹ và EU đang vào pha suy yếu và lộ dần các dấu hiệu suy thoái.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường