ACB - Tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 nhờ kiểm soát rủi ro hiệu quả
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trong hơn 30 năm qua, ACB liên tục khẳng định vị thế của một ngân hàng an toàn - hiệu quả - sức bật mạnh mẽ - phát triển bền vững. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt mức gần 39 nghìn tỷ, thuộc TOP những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu
--> Những cột mốc đáng chú ý của ACB:
1993, được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
2000, thành lập Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động.
2004, thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
2006, chính thức niêm yết trên sàn HNX.
2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 10.3% và 4.3%.
2014, nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm.
2020, chuyển sàn sang HOSE.
2023, tăng vốn điều lệ lên 38.840,5 tỷ đồng (chỉ sau VPBank, MB và 4 ngân hàng Quốc doanh).
--> Những thành tựu nổi bật của ACB:
Là ngân hàng tư nhân đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard.
Là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Ngân hàng có EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu dẫn đầu năm 2018.
Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất 2022.
Ngân hàng bền vững tốt nhất Châu Á 2022.
Và nhiều thành tích khác.
(Nguồn: ACB)
2. Triển vọng đầu tư cổ phiếu
--> Thực trạng 9 tháng đầu năm của ACB:
Báo cáo cho thấy, ngân hàng này đã nỗ lực bám sát các mục tiêu kinh doanh đề ra và vượt hơn 20.000 tỷ đồng (tăng 17.3% so với năm 2022). Như vậy, ACB đã hoàn thành 100% kế hoạch cả năm, góp mặt trong TOP 7 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế năm 2023 cao nhất.
(Nguồn: Mekong ASEAN)
Đi ngược với bối cảnh khó khăn chung, quy mô tín dụng của nhà bank vẫn ghi nhận đạt gần 488 nghìn tỷ (+17.9% so với đầu năm 2023) – cao hơn mức bình quân ngành và cũng là kỷ lục trong vòng 10 năm qua của ACB. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu như tỷ lệ CASA đứng TOP 5 toàn ngành ở mức 22%, tỷ lệ ROE ở mức gần 25%, giữ vững thành tích là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả đầu ngành. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1.21% nhưng ACB vẫn thuộc nhóm thấp nhất ngành và tuân thủ chặt chẽ các quy định về tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
--> Triển vọng ngành ngân hàng năm 2024:
Tăng trưởng tín dụng. Hoạt động cho vay được dự báo sẽ khởi sắc hơn so với năm 2023 khi các yếu tố thuận lợi như bối cảnh vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, đặc biệt, xu hướng giảm lãi suất sẽ là một trong những yếu tố cơ bản để cầu tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại, đảm bảo dòng vốn hỗ trợ SXKD đồng thời tạo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đây cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại được cấp thêm room tín dụng.
Ngoài ra, điểm nhấn cho triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của nhóm bank còn đến từ khả năng kiểm soát chất lượng tài sản. Đối với các ngân hàng có hiệu suất hoạt động tốt và khả năng quản lý rủi ro hiệu quả như ACB có thể được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nhờ thành tích duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp và có “bộ đệm” dự phòng rủi ro tốt. Đồng thời việc xem xét gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về giãn và hoãn nợ có thể giúp nhóm nhà băng “bớt áp lực” trích lập dự phòng rủi ro, có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
--> Triển vọng đầu tư cổ phiếu ACB:
Kể từ 2017 đến 2023, lợi nhuận của ACB giữ phong độ tăng trưởng đều qua các năm và dự kiến sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều đột phá trong năm mới 2024 thông qua các chiến lược hiệu quả. Được ví như “Ngôi sao sáng”, ACB vẫn luôn được đánh giá thuộc TOP ngân hàng tư nhân có NIM (Net Interest Margin – Biên lãi ròng đạt 4.1%) cao nhất và khả năng kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
(Nguồn: ACB, tổng hợp)
Bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực, một trong điểm nhấn của nhà bank này chính là tỷ lệ nợ xấu thấp nhất nhóm ngân hàng niêm yết. Chỉ xếp thứ 2 sau Vietcombank, ACB duy trì kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1% liên tục trong 5 năm. Thông qua chiến lược tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chiếm tới hơn 90% tổng dư nợ, nhóm BĐS chỉ chiếm 5% và không dính trái phiếu doanh nghiệp, ACB là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi ít bị phơi nhiễm bởi cuộc khủng hoảng trái phiếu, bất động sản vỡ nợ. Minh chứng cho năng lực quản trị rủi ro tốt, ACB liên tục giữ top đầu trên bảng xếp hạng CAMEL - danh mục đầu tư lành mạnh và nổi bật với chất lượng tài sản vững chắc.
Hơn nữa, kỳ vọng tăng trưởng nhờ phục hồi kinh tế của năm 2024 và xu hướng lãi suất giảm sẽ là cú hích cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất nói chung mà đối với các ngân hàng như ACB, biên lợi nhuận có thể cải thiện lên nhờ chi phí vốn giảm cũng như tăng trưởng tín dụng. Hiện tại, giá cổ phiếu ACB đang ở vùng định giá rẻ trong nhiều năm. Mặc dù giá cổ phiếu này đang ở đỉnh 2021 nhưng định giá của cổ phiếu đang ở mức thấp, nhịp điều chỉnh trong thời gian tới sẽ là cơ hội nắm bắt cổ phiếu ngân hàng tiềm năng này. Với năng lực tài chính và kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thông minh, ACB có thể là một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu có lợi suất cao.
3. Phân tích kỹ thuật
Tại thời điểm bài viết, cổ phiếu ACB đóng cửa ở mức giá 27.7k, giá hiện tại đã vượt đỉnh tháng 7/2021.
Theo phân tích chu kỳ, chúng tôi nhận thấy: trong 10 năm trở lại đây, cứ khoảng 3 năm cổ phiếu ACB sẽ tạo đỉnh cụ thể là: tháng 7/2015, tháng 4/2018, tháng 7/2021. Do đó, thời điểm năm 2024, rất có thể ACB sẽ xác lập kỷ lục mới.
Để xác định đỉnh trung hạn của cổ phiếu, công cụ phân tích kỹ thuật Fibo Extension được sử dụng:
Mục tiêu đối với cổ phiếu ACB 6 tháng:
Kịch bản thận trọng: Giá 31k tương ứng với mức Fibo ext 100%
Kịch bản tích cực: Giá 37k tương ứng với Fibo ext 161.8%
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận