9 kinh nghiệm xương máu khi chọn mặt bằng kinh doanh
1. Xác định rõ: Khách hàng là ai?
Nhiều người cho rằng cứ chọn mặt bằng có đông người ắt hẳn sẽ có nhiều khách đến mua hàng. Thế nhưng những người qua lại không nằm trong đối tượng khách hàng nhắm đến thì khó để họ bước vào cửa tiệm của bạn.
Ví dụ cửa hàng của bạn kinh doanh thời trang dành cho gen Z. Nhưng vị trí mặt bằng lại đặt trong khu sầm uất của giới văn phòng U30 thì rất khó để họ trở thành khách hàng của bạn.
2. Đừng chọn mặt bằng kinh doanh ở những khu vực ít xe cộ qua lại
Tuy giá thuê thường rẻ hơn nhưng doanh số bán hàng sẽ trở nên ì ạch, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đây cũng là lý do sớm muộn mà cửa hàng buộc phải đóng cửa.
3. Giá thuê phải “trong tầm với”
Công nhận rằng mặt bằng đông đúc người qua lại thì chủ cửa hàng nào cũng thích. Tuy nhiên rất nhiều người chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để “đấu giá” được mặt bằng có vị trí đẹp, ngay trục đường chính. Các vị trí này thường chỉ dành cho những thương hiệu lớn, có mức vốn đầu tư cao.
Nếu chấp nhận “cố đấm ăn xôi”, giá mặt bằng sẽ tạo áp lực đè nặng lên chi phí kinh doanh. Do đó phương án tốt nhất cho những nhà kinh doanh đang tìm mặt bằng là lựa chọn dựa theo khả năng vốn và doanh thu dự kiến, trong đó giá thuê mặt bằng chỉ nên chiếm không quá 15% doanh thu của cửa hàng.
Ví dụ: Doanh thu dự kiến của bạn trong tháng là 200 triệu thì giá thuê mặt bằng tối đa là 30 triệu/ tháng.
4. Không chọn vị trí mặt bằng kinh doanh tại đường giao lộ
Nhiều người cho rằng, chọn thuê mặt bằng kinh doanh ở các ngã ba, ngã tư sẽ thuận lợi cho việc bán hàng nhưng điều này không thực sự đúng trong mọi trường hợp.
Chẳng hạn như nhà hàng hay cửa hàng kinh doanh đồ uống giải khát,… thì việc kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả cao. Với lượng xe cộ đông đúc, rất ít người thực sự muốn dừng lại để nghỉ ngơi và ăn uống. Điển hình tại các ngã tư lớn có đèn tín hiệu giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm thì không khách hàng nào có tâm trạng mua sắm ở các khu vực này.
Ngoài ra, các khu vực có cầu vượt sẽ khiến cửa hàng của bị khuất tầm mắt và giảm sự chú ý của mọi người. Trên thực tế, có rất nhiều cửa hàng bị giảm giá trị kinh doanh thương mại kể từ khi cầu vượt được hình thành.
5. Tránh thuê mặt bằng kinh doanh trên đường một chiều
Đường một chiều hạn chế vì có quá đông phương tiện giao thông. Giả sử khách chạy ô tô sẽ khó tấp vào lề, cũng không thể tìm được chỗ đậu xe dễ dàng. Trong trường hợp khách không để ý, vặn ga vượt qua cửa hàng rồi sẽ khó để quay đầu xe.
Rất ít khách hàng chạy ngược lại cửa hàng của bạn nếu họ không ở gần các ngã tư hoặc điểm uốn. Do đó, mặt bằng kinh doanh tại đường một chiều sẽ gây nhiều bất tiện cho khách hàng và không phải là giải pháp kinh doanh hiệu quả.
6. Mất khách hàng do sự bất tiện
Chủ cửa hàng cần nhớ mọi sai sót trong việc thuê mặt bằng kinh doanh đều phải trả… bằng tiền mặt. Vậy nên ngoài yếu tố vị trí, nhiều vấn đề nhỏ khác cũng có thể tạo thành “hiệu ứng cánh bướm”.
Chẳng hạn như lề đường quá hẹp không thể đậu xe, gần cống rãnh có mùi hôi, đường dây điện nguy hiểm, ngập nước khi mưa hoặc diện tích quá chật hẹp, ... tất cả đều gây bất tiện cho khách hàng.
Ngoài ra, khách cũng sẽ không vui nếu phải trả thêm phí gửi xe. Tuy chỉ 3.000 - 5.000 đồng không đáng là bao so với giá trị sản phẩm giỏ hàng nhưng cũng có thể khiến khách “một đi không trở lại”.
8. Chọn lọc thông tin cho thuê mặt bằng
Bạn có thể tiếp cận thông tin cho thuê mặt bằng bằng một số cách. Tuy nhiên, hãy đề phòng những chiêu trò của trung tâm môi giới.
Cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm thông tin trên các trang uy tín, trang tin tức về cho thuê mặt bằng, cửa hàng được sàng lọc cẩn thận và cập nhật thường xuyên. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng tìm được mặt bằng cho các sản phẩm có sẵn
9. Thương lượng thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh với chủ nhà
Các điều khoản của thời hạn thuê nhà thường do chủ nhà đưa ra. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thương lượng lại để phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình. Hãy thuyết phục chủ nhà để có được sự thuận lợi nhất cho đôi bên.
Một điểm khác cần lưu ý khi thương lượng thời hạn thuê là tiền phạt. Hình phạt áp dụng cho bất kỳ bên nào muốn thanh lý hợp đồng sớm. Hoặc người thuê trả lại mặt bằng không thuê nữa khi công việc kinh doanh không tốt, hoặc chủ nhà muốn lấy lại tài sản trước thời hạn. Việc này cần được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà có giá trị pháp lý.
Sưu tầm và biên soạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận