3 vấn đề trọng tâm của Việt Nam trong 2023
Với 1 nền kinh tế hướng ngoại như VN với tỉ trọng XNK gần gấp đôi GDP thì 1 sự suy thoái nhẹ nào của kinh tế thế giới đều sẽ có tác động lớn đến VN.Tháng 11/2022 này đánh dấu lần đầu tiên XK của VN tăng trưởng âm sau nhiêu năm. Số liệu của XNK VN hay công nhân giảm giờ làm thậm chí bị cho nghĩ việc đã xuất hiện ở nhiều tình thành VN.
Bối cảnh kinh tế VN hiện đang có nhiều vấn đề kể cả bên trong lẫn ngoài. Thanh khoản hệ thống, tín dụng và xử lý TPDN là những vấn đề nổi trội của VN trong 2023. Đầu tư công sẽ là con bài để chính phủ kích tăng trưởng trong bối cảnh cổ xe tăng trưởng của VN bao năm qua là KV tư nhân và FDI suy yếu.
Trong ngắn hạn 3-6 tháng tới thị trường sẽ quan tâm 3 vấn đề nổi trội tác động đến thanh khoản hệ thống cũng như vĩ mô nền kinh tế đó là sửa đổi thông tư 22, sửa đổi nghị định 65, đẫy mạnh đầu tư công.
SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 22
Sửa đổi thông tư 22 về tính tỷ lệ LDR đưa về thực chất nhưng vẫn hỗ trợ các bank cấp tín dụng thêm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang soạn thảo sửa đổi Thông tư 22 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với các ngân hàng thương mại.
Theo đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) của ngân hàng sẽ có những thay đổi đáng chú ý. Có những thay đổi nổi bật trong cách tính LDR có thể bao gồm: tổng dư nợ cho vay sẽ cộng thêm trái phiếu doanh nghiệp và trừ đi vốn chủ sở hữu. Tổng huy động sẽ trừ các khoản vay liên ngân hàng.
Mức độ tăng của lãi suất huy động. Đây là biến số lớn nhất quyết định dòng tiền vào TTCK cũng như triển vọng tăng trưởng 2023. M2 bị hạn chế đã khiến khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và vốn huy động (LDR) bị đẩy lên mức cao, gây căng thẳng thanh khoản và kích hoạt cuộc đua lãi suất.
Giới hạn về tỷ lệ LDR được quy định trong Thông tư 22 sửa đổi có thể được duy trì ở mức 85%, nhưng có thể thực hiện theo từng giai đoạn. Có thể giới hạn về LDR sẽ là 90 vào cuối năm 2023, 87% vào cuối năm 2024, và sau đó là 85%. . áp lực cho việc cân đối vốn từ phía các ngân hàng thương mại là rất lớn, trong bối cảnh thanh khoản trên hệ thống về trung hạn vẫn chưa được cải thiện nhiều do chênh lệch huy động vốn – tín dụng ở mức âm.
Khi nào quy định này "ngã ngũ", dòng vốn tín dụng mới có thể được đẩy nhanh ( thay đổi cách tính, kéo dài thời gian giới hạn mức trần 85% sang 2024).
Chỉ khi nào LDR quay trở lại mức trần quy định của NHNN, các ngân hàng mới dừng cuộc chạy đua tăng lãi suất hiện nay và xác lập đỉnh lãi suất huy động cũng như cho vay. Với tình hình hiện nay, nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới Q1 2023 và ổn định dần sau khi FED dừng tăng lãi suất
SỬA NGHỊ ĐỊNH 65
Tác động chính của Nghị định 65 là thu hẹp đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp vốn đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mua trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trước đó.
Nghị định 65 cho phép phát hành với mục đích để tái cơ cấu nợ, nhưng việc giới hạn mục đích sử dụng vốn trái phiếu theo các chương trình, dự án cụ thể nêu trong phương án phát hành là một trở ngại cho doanh nghiệp chủ động trong công tác quản trị và điều chuyển vốn nội bộ.
Giãn tiến độ và Có thể là sửa đổi 1 số nội dụng của nghị định 65 để thị trường thích nghi với quy định mới của nghị định"
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG 2023
Khi nền kinh tế tốt, chi tiêu công ít, dành dư địa cho khu vực tư nhân. Khi nền kinh tế yếu, khu vực tư nhân khó khăn, thì ngân sách phải chi ra, đầu tư công phải trở thành động lực
Hơn 700.000 tỷ đồng tiền ngân sách dành cho đầu tư công 2023 sẽ nuôi cả nền kinh tế. Dòng tiền này “bơm” ra từ đầu tư công sẽ tạo nguồn cung-cầu cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm xây dựng và đầu tư công. Thời gian qua nhóm này cũng đang giai đoạn khó khăn do sự suy yếu của thị trường BDS.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận