3 loại vaccine Covid-19 Việt Nam đàm phán mua: Giá cả ra sao, có hiệu quả với các biến chủng của virus corona?
Ngoài dòng vaccine Covid-19 AstraZeneca (Anh), Việt Nam cũng đang đàm phán mua hai dòng vaccine khác của Pfizer - BioNTech (Đức) và Sputnik V (Nga).
Vaccine Covid-19 AstraZeneca
Hơn 200.000 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca sắp về Việt Nam vào cuối tháng 2 này (Ảnh: AFP)
Vào ngày 23/11, công ty dược phẩm Anh AstraZeneca kết hợp cùng Đại học Oxford đã công bố kết quả phân tích thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine Covid-19, trong đó cho thấy hiệu quả vaccine lên tới hơn 90% tại các thử nghiệm diễn ra ở Anh và Brazil.
Một điều ưu việt hơn vaccine Pfizer, vaccine Covid-19 AstraZeneca có thể được bảo quản, vận chuyển và xử lý ở điều kiện làm lạnh bình thường, khoảng 36-46 độ F (2-8 độ C) trong ít nhất 6 tháng và dễ dàng sử dụng trong các cơ sở y tế hiện nay.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca kết hợp với Đại học Oxford phát triển sử dụng công nghệ sản xuất của Vaccitech, sản xuất theo cơ chế vector. Tức là sử dụng phiên bản suy yếu của virus adeno mất khả năng sao chép của tinh tinh - một loại virus cúm gây bệnh ở loài tinh tinh để chứa protein gau về mặt của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Protein này sẽ xâm nhập cơ thể người và kích thích hệ miễn dịch khởi động cơ chế tấn công trước khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Do đó, sau khi được tiêm vaccine, các tế bào cơ thể sẽ sản xuất ra protein đột biến kích thích hệ thống miễn dịch tấn công virus SARS-CoV-2 nếu bệnh nhân nhiễm bệnh.
Vaccine Sputnik V (Nga)
Vaccine Sputnik V do Nga phát triển cũng đang được Việt Nam đàm phán mua
Vào ngày 11/11/2020, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học của Nga công bố vaccine Covid-19 mang tên Sputnik V có hiệu quả lên tới 92% sau khi tiêm đủ hai liều. Kết quả dựa trên phân tích sơ bộ đầu tiên ngay sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine trên bệnh nhân, liều thứ hai cách liều thứ nhất 21 ngày.
Vào ngày 24/11, cơ quan này tiếp tục công bố hiệu quả vaccine lên tới 95% dựa trên dữ liệu sơ bộ tiếp theo. Dữ liệu cuối cùng được thống kê và công bố ngày 14/12/2020 cho thấy hiệu quả bình quân của vaccine là 91,4%.
Ngày 2/2/2021, Tạp chí Y khoa danh tiếng The Lancet công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy vaccine Sputnik của Nga thực sự có hiệu quả lên tới 91,6% trong việc chống lại chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Viện nghiên cứu Gamaleya, nơi phát triển dòng vaccine Sputnik V dự báo sẽ sản xuất khoảng 1 tỷ liều vaccine trong năm tới với giá không quá 10 USD/ liều, tức chỉ bằng một nửa giá vaccine Pfizer của Mỹ.
Ngoài Nga, vaccine Sputnik V dự kiến sẽ được sử dụng ở hàng loạt quốc gia khác trên thế giới như Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Trung Quốc và Hungary. Đáng chú ý, Hungary là quốc gia thuộc Liên minh châu Âu duy nhất bày tỏ sự quan tâm tới loại vaccine do Nga phát triển.
Vaccine Pfizer-BioNTech
Vaccine Covid-19 do hãng dược phẩm sinh học Mỹ Pfizer phát triển cần được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -94 độ F (-70 độ C)
Vaccine Covid-19 do hãng dược phẩm sinh học Mỹ Pfizer kết hợp với đối tác Đức BioNTech phát triển được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA phê duyệt sử dụng khẩn cấp lần đầu vào ngày 11/12.
Vaccine mRNA là công nghệ vaccine mới hoạt động không hoạt động theo cơ chế giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus như vaccine cổ điển, mà kích thích tế bào cơ thể con người tạo ra loại protein đột biến nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch, qua đó tạo ra kháng thể để nhận biết bảo vệ cơ thể nếu thực sự bị nhiễm virus.
Một điều khó khăn là dòng vaccine Covid-19 này cần được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -94 độ F (-70 độ C), tức cần thiết bị cấp đông sâu chuyên dụng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận