menu
3 insights mang lại hạnh phúc theo những nghiên cứu khoa học hạnh phúc trong 2022
Đào Trung Thành Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

3 insights mang lại hạnh phúc theo những nghiên cứu khoa học hạnh phúc trong 2022

Khoa học hạnh phúc (science of happiness) là một ngành mới, chừng 20 năm nay mặc dù các triết gia, nhà tư tưởng, lãnh đạo tôn giáo đã nghiên cứu hàng ngàn năm trước. Nghĩa là người ta nghiên cứu hạnh phúc dưới giác độ khoa học chỉ mới đây. Và hạnh phúc cũng là đề tài UnD quan tâm trong 2 năm gần đây bên cạnh công nghệ, tư vấn, chạy bộ, lối sống xanh.

Những insights sau đây được tuyển chọn từ hàng ngàn bài báo khoa học và bình chọn của hơn 400 nhà nghiên cứu:

1. Đánh giá cao những trải nghiệm hàng ngày giúp chúng ta tìm được ý nghĩa trong cuộc sống

Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 474 sinh viên đại học ở Hoa Kỳ viết về trải nghiệm gần đây mà họ đánh giá cao hoặc một nơi họ đã đến thăm; sau đó, những người tham gia được yêu cầu báo cáo về cảm xúc của mình. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên suy ngẫm về một trải nghiệm mà họ đánh giá cao đã cảm thấy ý nghĩa hơn so với những sinh viên chỉ suy ngẫm về một chuyến đi gần đây. Ví dụ, một số sinh viên đã viết về việc hòa mình vào thiên nhiên, khoảnh khắc cô đơn yên bình, thời gian với những người thân yêu hoặc những người xa lạ tốt bụng.

Các nhà nghiên cứu viết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng chỉ trải nghiệm nhỏ được đánh giá cao của một người có thể thúc đẩy ý nghĩa phong phú và có lẽ củng cố niềm tin rằng cuộc sống đã và sẽ đáng sống”.

Hoặc một nghiên cứu bổ sung khác vào năm 2022 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm cho thấy, chúng ta luôn đánh giá thấp mức độ thích thú của mình với nhiệm vụ đơn giản là ngồi suy nghĩ.

Vì vậy, lời khuyên là bạn nên dành thời gian để trải nghiệm và ghi nhận những niềm vui nho nhỏ hàng ngày như đã có hành vi tốt bụng nho nhỏ: hướng dẫn cụ già, em bé qua đường, biết ơn người phối ngẫu vì một bữa cơn ngon, những buổi cà phê thú vị cùng người bạn.

2. Những cảm giác không thoải mái có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống

Chúng ta thường tìm kiếm sự thoải mái (comfort) trong cuộc sống. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý [3], mong muốn được thoải mái có thể cản trở chúng ta phát triển bản thân và việc tích cực tìm kiếm sự khó chịu có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành năm thí nghiệm, trong đó hơn 2.100 người đang tham gia vào các hoạt động phát triển cá nhân, chẳng hạn như tham gia các lớp học ứng biến, viết nhật ký về cảm xúc của họ hoặc tìm hiểu về COVID-19, về bạo lực súng đạn hoặc về những quan điểm chính trị đối lập.

Trong mỗi hoạt động, các nhà nghiên cứu nói với một số người tham gia rằng họ cần cảm thấy không thoải mái và gây khó xử, khiến hồi hộp, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Những người tham gia được yêu cầu vượt qua vùng thoải mái của mình và nhận biết rằng cảm giác không thoải mái là dấu hiệu cho thấy hoạt động đang hiệu quả.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người nhắm đến sự không thoải mái (discomfort) tham gia nhiều hơn vào các hoạt động, cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục thực hiện và tin rằng mình đạt được nhiều tiến bộ hơn so với những người thích đi tìm cảm giác thoải mái.

Vì vậy, năm sau, bạn cần bước ra vùng thoải mái để phát triển dù đó là giảm cân, xây dựng thói quen lành mạnh hay khởi tạo một business mới.

3. Tính cách của chúng ta thay đổi nhanh chóng trong đại dịch

Tính cách (personality) thường khá ổn định theo năm tháng. Trong một bài báo tháng 9 đăng trên PLoS ONE [4], một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 7.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ có các đặc điểm tính cách “Big Five” được theo dõi từ năm 2014 trở đi.

Quan sát mọi người theo thời gian, các nhà nghiên cứu không tìm thấy những thay đổi đáng kể về tính cách khi bắt đầu đại dịch. Nhưng sau đó, khi thời gian trôi qua vào năm 2021 và 2022, trên thực tế, các tính cách đã bắt đầu thay đổi.

Những người trẻ tuổi đã thay đổi nhiều nhất trong suốt thời gian xảy ra đại dịch. Nhóm đó cho thấy mức độ dễ chịu (agreeableness) và tận tâm (conscientiousness) giảm mạnh nhất, đồng thời chứng tăng động (neuroticism) tăng đột biến, có nghĩa là họ trở nên tức giận, lo lắng, cáu kỉnh và chán nản hơn.

Thật tốt khi biết rằng chúng ta có thể thay đổi rất nhiều trong cuộc đời. Mặc dù hững nghiên cứu này ghi nhận những thay đổi tiêu cực nhưng tính cách cũng có thể thay đổi theo hướng tích cực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đào Trung Thành Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả