24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Linh Võ Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

2024 - Hết rồi thời của Penny

Thông tin HNX tiếp tục đình chỉ giao dịch 29 mã cổ phiếu chắc cũng không làm các nhà đầu tư quá bất ngờ, bởi lẽ từ đầu năm 2023, cụm từ “ hạn chế giao dịch”, “ đình chỉ giao dịch” và “ hủy niêm yết bắt buộc” đã không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh HNX, HOSE cũng đã đình chỉ giao dịch và hủy niêm yết nhiều mã cổ phiếu trong năm 2023, điển hình như cổ phiếu FLC, HUD3, MCG, HAI, EMC…

Để hiểu tại sao một doanh nghiệp bị hủy niêm yết, chúng ta có thể kể đến các lý do như doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp, doanh nghiệp không có bất cứ giao dịch nào trên sàn trong 12 tháng, doanh nghiệp chậm nộp BCTC liên tiếp 3 năm, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, trốn thuế….. và rất nhiều lý do khác. Về trình tự, chúng ta có thể hiểu rằng trước khi một doanh nghiệp bị hủy niêm yết, chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ nhận được các “ thư nhắc nhở” từ sở giao dịch chứng khoán, rồi tiếp đến là hạn chế giao dịch, đình chỉ giao dịch… và hủy niêm yết. Chúng ta đã nhìn thấy hành động mạnh mẽ này của HOSE và HNX trong suốt thời gian qua, đây cũng là lời khẳng định cho quyết tâm dọn rác, làm sạch thị trường chứng khoán và loại bỏ dần các yếu tố đầu cơ ra khỏi thị trường của Chính Phủ và Bộ Tài Chính. Nhìn lại dữ liệu hàng chục doanh nghiệp đã bị hủy niêm yết từ đầu năm 2023 tới nay, chúng ta có thể nhìn thấy ở đó một vài điểm chung như sau:

1. Đa số các doanh nghiệp bị hủy niêm yết đều có vốn hóa nhỏ, có thị giá dưới 10.000 vnd/CP tại thời điểm hủy niêm yết, thường gọi là Penny

2. Lý do chính của việc hủy niêm yết thường liên quan đến việc ghi nhận lỗ trong hoạt động kinh doanh, chậm nộp BCTC và vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin

3. Các doanh nghiệp bị hủy niêm yết thường đi theo “ họ cổ phiếu” như họ FLC, họ APEC…

2024 - Hết rồi thời của Penny

Mới đây, Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông Tư số 69/2023, sửa đổi bổ sung với nhiều điểm mới về việc cơ cấu quản lý sản phẩm cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Theo quy định này, toàn bộ 329 mã cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ được chuyển sang niêm yết tại HOSE, chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là khi chuyển sang HOSE, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp đủ điều kiện để được niêm yết ? Nên nhớ rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp vô vàn khó khăn trong thời kỳ hậu Covid, cụ thể là ba năm 2021, 2022 và 2023 hiện tại. Giả định năm 2024-2025 các doanh nghiệp này “ chuyển sàn” thì báo cáo tài chính của họ đó có "đủ đẹp" để cho HOSE chấp thuận hay không? Xin nhắc lại, để được niêm yết trên HOSE, doanh nghiệp ít nhất phải đáp ứng được 05 điều kiện :

1. Công ty bắt buộc phải có lãi liên tục trong 2 năm, với tình hình kinh doanh bết bát trong thời kỳ hậu Covid thì đây là một trong những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp

2. Phải có tối thiểu 1 năm hoạt động dưới hình thức CTCP (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá gắn với hoạt động niêm yết).

3. Vốn điều lệ ít nhất là 80 tỷ đồng (ghi trên giá trị sổ sách kế toán) và phải có tối thiểu 100 cổ đông ngoài công ty nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần. Đối với các công ty liên doanh nước ngoài cần phải tổ chức lại thành công ty cổ phần mới được niêm yết trên sàn.

4. Giá trị ROE – Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm gần nhất tối thiểu là 5%, không có nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Đây cũng là một điều kiện không dễ chút nào trong bối cảnh hiện tại

5. Chấp nhận kiểm toán và công khai báo cáo tài chính từng quý trong năm. Công ty cần được kiểm toán độc lập bởi bên thứ ba, chấp thuận thực hiện việc kiểm toán và công khai các báo cáo tài chính bao gồm : báo cáo tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh,… các báo cáo này cần hạch toán 4 lần theo 4 quý trong năm.

Câu chuyện các sản phẩm cổ phiếu bắt buộc chuyển sang HOSE là tất yếu, nhưng cũng từ câu chuyện này, các nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền để đầu tư vào dòng Penny trên thị trường. Vẫn biết, các cổ phiếu Penny đã làm giàu cho rất nhiều nhà đầu tư trước đó, nhưng giai đoạn kinh tế 2024-2025 chắc chắn không phải là thời của dòng Penny nữa. Rủi ro “hủy niêm yết” luôn rình rập, bủa vây nhóm cổ phiếu này. Liên hệ với vĩ mô, các nhà đầu tư cũng thấy được định hướng của chính phủ trong công cuộc phục hồi tăng trưởng kinh tế đất nước, từ đó cũng thấy rằng không có nhiều sự ưu ái cho các nhóm doanh nghiệp nhỏ. Đừng quên, năm 2023 có tới 158,000 doanh nghiệp phá sản và hơn 90% trong số này là nhóm doanh nghiệp nhỏ còn non nớt. Cũng dễ hiểu thôi, trong suy thoái kinh tế, việc một doanh nghiệp nhỏ bị xóa số là điều mà ai cũng dự đoán được, vì phận làm tốt, thì chấp nhận phải thí chứ biết trách ai bây giờ.

Cảm ơn quý nhà đầu tư đã đọc tin.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Linh Võ Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả