03 động lực chính cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% GDP Việt Nam trong năm 2024
Có thể khẳng định rằng, từ khóa chính cho nền kinh tế Việt Nam 2024 là “ Phục hồi, phục hồi và phục hồi”…
Quốc hội Việt Nam đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 2024 sẽ đạt quanh mức 6-6.5%, mức tăng trưởng này tạm thời được cho là phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang chịu tác động tiêu cực kép từ bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, khi mà các tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn thì việc Việt Nam đạt được mức tăng trưởng này là một thách thức không hề nhỏ. Chủ đề phục hồi sẽ xuyên suốt trong năm 2024, thậm chí 2025, nhưng để phục hồi đồng bộ tất cả các lĩnh vực và ngành nghề trong cùng một thời điểm là vô cùng khó khăn, Việt Nam sẽ bắt buộc phải chọn ra các “ động lực chính” để gồng gánh nền kinh tế trong giai đoạn này, đồng thời tiết chế đà giảm, khôi phục sự tăng trưởng đối với các nhóm ngành nghề còn lại để đảm bảo tính bền vững. Tại các diễn đàn kinh tế 2024, các chuyên gia kinh tế đều chỉ ra rằng, ba nhóm động lực chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 lần lượt sẽ là:
Tập đoàn Đèo Cả ( HHV) là một trong những nhà đầu tư công giàu nội lực
Tín hiệu tích cực từ các hãng tàu lớn cho thấy XNK đã bắt đầu phục hồi
Cơ cấu FDI 09 tháng đầu năm theo địa phương
Trong bối cảnh chính phủ và các doanh nghiệp đang còn rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ, nhóm ngân hàng có thể đạt đỉnh nợ xấu trong 2024, hay việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn nhiều điều trăn trở… Thì việc xác định ra các nhóm động lực chính sẽ giúp Việt Nam tập trung nguồn lực, tạo được điểm nhấn cho công cuộc khôi phục kinh tế đất nước ở giai đoạn hiện tại. Từ những định hướng trung dài hạn mang tính vĩ mô này, các nhà đầu tư nên chăng cân nhắc cơ cấu lại danh mục đầu tư, thay đổi chiến lược đầu tư phù hợp với các chính sách vĩ mô hiện hành. Trong đầu tư, mà điển hình là đầu tư chứng khoán, việc thị giá một cổ phiếu nào đó tăng hay giảm trong ngắn hạn có thể do nhiều yếu tố, nhưng với đầu tư trung và dài hạn thì chắc chắn xu hướng tăng hay giảm đó bắt buộc phải gắn liền với các chính sách vĩ mô của đất nước, lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp đó phải đi đôi với lợi ích và mục tiêu của quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế này.
Không quá khi nói rằng, cái thời “ đánh đâu thắng đó” ; “ mua gì được nấy” đã dần qua rồi, thị trường chứng khoán 2022-2023 cũng đã trải qua rất nhiều biến động, cũng đã có không ít chủ doanh nghiệp đã được “ chỉ mặt điểm tên – vào tù đếm kiến”… và nếu chúng ta xem kỹ Công Văn 2354/TTCP-KHTH của Thanh Tra Chính Phủ thì cũng ít nhiều hiểu được rằng 2024 các công ty đại chúng trên sàn chứng khoán sẽ không còn nhiều cơ hội để làm giả ăn thật, thao túng nhà đầu tư khi được lựa chọn vào nhóm " kế hoạch cần thanh tra". Điều này cũng phát tới các nhà đầu tư một tín hiệu khá rõ rằng, đã đến lúc cần tập trung vào các doanh nghiệp có năng lực thật sự, có dư địa tăng trưởng tốt và được hưởng lợi từ các chính sách của quốc gia.
Lưu ý: Bài viết nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin thiết thực, dữ liệu phù hợp với thông tin từ các văn bản của chính phủ, bộ-ban-ngành, không vì mục đích cổ súy, lệch lạc nào khác.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận