'Cơn sợ lạm phát' lớn nhất trong 40 năm sắp đến và những gì các nhà đầu tư chứng khoán cần biết
Hiện chưa rõ liệu lạm phát có quay trở lại lâu dài hay không, nhưng nền kinh tế đang bùng nổ khi được cung cấp gói kích thích phục hồi từ đại dịch, điều này chắc chắn sẽ gây ra một số làn sóng sốc lạm phát ngắn hạn thông qua các thị trường tài chính trong những tháng tới.
“Nhu cầu gia tăng đột biến sau cú sốc nguồn cung là một công thức cổ điển để gia tăng lạm phát”, Christopher Wood, trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu tại Jefferies đã viết trong một ghi chú ngày 4/4.
“Các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho mối đe dọa lạm phát lớn nhất ở Mỹ, Cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker từng đè bẹp lạm phát hai con số vào cuối những năm 1970 bằng cách áp đặt lãi suất thực tế cao lên nền kinh tế Mỹ và đưa nền kinh tế mở cửa trở lại kể từ đầu những năm 1980”, ông cho biết.
Và hiện tại sau 40 năm, mối lo ngại lạm phát lại tái hiện sau hàng loạt các gói kích thích kinh tế khổng lồ.
Vấn đề tranh luận hiện tại chỉ là mức độ kéo dài của bất kỳ đợt lạm phát nào và chính xác là Fed sẽ phản ứng ra sao. Câu trả lời cho những câu hỏi đó có ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán nói chung và cả các lĩnh vực riêng lẻ nói riêng.
Fed đã tuyên bố rằng họ không cho rằng lạm phát sẽ xảy ra trong thời gian tới và sẵn sàng chịu đựng một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng và đẩy lạm phát lên trên mục tiêu thông thường là 2% trong một khoảng thời gian không xác định trước khi quay trở lại các nỗ lực kích thích tiền tệ bất thường của mình .
“Fed có thể dễ dàng bỏ qua việc tăng giá vì chỉ là tạm thời, nhưng với việc nhôm, đồng, dầu, gỗ và giá nhà ở đều tăng mạnh trong những tháng gần đây, thật rủi ro cho các nhà đầu tư nếu bỏ qua khả năng rằng đây có thể là một sự thay đổi lâu dài hơn trong giá cả”, Michael Arone, chiến lược gia đầu tư chính tại State Street Global Advisors cho biết.
Không phải tất cả các nhà đầu tư đều tin rằng Fed sẽ ngồi yên khi áp lực lạm phát gia tăng. Theo đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng đáng kể kể từ tháng 2 và đang giao dịch ở mức cao 1,77% - mức trước khi đại dịch xảy ra.
“Thị trường gần như luôn đi trước Fed và đôi khi phản ứng thái quá, nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cảnh giác nếu dữ liệu lạm phát tăng nóng. Fed sẽ cần phải giải thích một cách khéo léo hơn rằng sự gia tăng đang diễn ra vì những lý do tạm thời và việc thắt chặt chính sách vẫn còn từ 18 tháng đến hai năm nữa”, Brian Nick, trưởng chiến lược gia đầu tư tại Nuveen cho biết.
Kristina Hooper, trưởng chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco cho biết trong một lưu ý ngày 29/3 rằng “môi trường được tạo ra bởi sự không chắc chắn liên quan đến Fed mang lại cho các nhà đầu tư một sự lạc quan về hiện tại”.
Chiến lược gia Jefferies lập luận rằng Fed sẽ sẵn sàng “làm ngưng đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ bằng cách áp dụng một số phiên bản kiểm soát đường cong lợi suất, với câu hỏi chính về thời điểm liệu điều này được thực hiện trước hay sau một động thái rủi ro trên thị trường”.
Theo đó, kiểm soát đường cong lợi suất tức chỉ hành động Ngân hàng Trung ương đặt mục tiêu lãi suất dài hạn hơn và cam kết mua bất kỳ số lượng trái phiếu dài hạn nào cần thiết để giữ lãi suất thấp hơn mục tiêu.
“Việc áp đặt các biện pháp kiểm soát giá như vậy trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ đưa ra một chế độ áp chế tài chính. Điều này cũng sẽ gửi thông điệp bất thành văn rằng Fed hiểu rằng hệ thống không còn có thể chịu được lãi suất cao hơn”, chiến lược gia Wood cho biết.
Trong khi đó, bất kỳ gợi ý nào về việc Fed cắt giảm sớm chương trình hỗ trợ sẽ gây ra tình trạng bán tháo mạnh mẽ trên thị trường cổ phiếu.
Chiến lược gia Arone cho rằng các nhà đầu tư nên thực hiện một số biện pháp phòng thủ.
“Để đề phòng khả năng lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư có thể xem xét thay thế trái phiếu truyền thống và cổ phiếu tăng trưởng bằng trái phiếu nhạy cảm với tăng trưởng và cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất để đảm bảo danh mục đầu tư vẫn đa dạng và đáp ứng các mục tiêu đầu tư”, ông cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường