24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Công ty cổ phần BambuUP

Tập đoàn xi măng Siam - Khi Đổi mới sáng tạo được xem là hạt nhân phát triển
Là “ông lớn” với tuổi đời hơn 100 năm trong ngành xây dựng tại Thái Lan, tuy nhiên tập đoàn xi măng Siam lại là một đơn vị năng động hàng đầu trong các hoạt động Đổi mới sáng tạo Mở. Sự “cồng kềnh” của nội bộ khi có nhiều công ty con, nhiều ngành kinh doanh nhỏ lẻ trong tập đoàn không là rào cản của Siam mà ngược lại chính là động lực để các chiến lược R&D và Đổi mới sáng tạo được thực thi hiệu quả.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Thái Lan cùng những triển vọng tương lai
Bất chấp nhiều thách thức từ địa phương và toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp Thái Lan vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, chứng kiến sự xuất hiện bùng nổ của hàng loạt các công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ sáng tạo
Theo số liệu thống kê trong Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam 2023, Năm 2023, Thái Lan xếp hạng 43 toàn cầu về Chỉ số Đổi mới Sáng tạo GII với điểm số 37.1/100. Thứ hạng này đã được giữ vững trong 3 năm kể từ 2021. Xét đến chỉ số Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu Thái Lan xếp thứ 52, tăng một bậc so với năm trước.
Bên cạnh những cơ hội bứt phá của Hệ sinh thái khởi nghiệp Thái Lan trong khu vực, Deloitte xác định có 13 thách thức lớn ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp của Thái Lan, bao gồm sự hiện diện của các tổ chức kinh doanh theo hướng độc quyền nhóm, sự thiếu thốn về nhà đầu tư cũng như hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực.
Năm 2023, Bangkok tăng 25 bậc, leo lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các thành phố dẫn đầu về khởi nghiệp ở Đông Nam Á. Từ đây, Thái Lan đặt mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư trên toàn cầu.
Bạn đọc có thể tìm hiểu những nhân tố thúc đẩy Hệ sinh thái khởi nghiệp Thái Lan tại bài viết: “Nền kinh tế xứ sở chùa Vàng đã tăng trưởng gấp đôi trong năm 2023 như thế nào?”
Câu chuyện Đổi mới sáng tạo từ Tập đoàn Xi măng Siam
Công ty cổ phần hữu hạn Siam Cement hay SCG, là công ty xi-măng lớn nhất Thái Lan và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan. Trong năm 2011, SCG được xếp hạng là công ty lớn thứ 2 tại Thái Lan và thứ 620 trên toàn thế giới bởi Forbes 2000.
SCG được thành lập vào năm 1913 theo sắc lệnh hoàng gia do Vua Rama VI ban hành với mục đích sản xuất xi măng – là vật liệu xây dựng chính cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của quốc gia lúc bấy giờ. Tập đoàn được chia ra thành năm ngành kinh doanh cốt lõi bao gồm: Công ty Hóa chất SCG (SCG Chemicals), Công ty sản xuất Giấy SCG (SCG Paper), Công ty Xi măng SCG (SCG Cement), Công ty Vật liệu xây dựng SCG (SCG Building Materials) và Công ty Phân phối Vật liệu Xây dựng và Vận tải SCG (SCG Distribution).”
Tập đoàn xi măng Siam - Khi Đổi mới sáng tạo được xem là hạt nhân phát triển
Tập đoàn Xi măng Siam
Trong suốt hơn 100 năm thành lập và phát triển, SCG đã cam kết liên tục đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xã hội và môi trường. SCG liên tục thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo, đồng thời tham gia vào các dự án hợp tác thông qua các dự án sáng tạo mở bao gồm các dự án chung với các viện đại học và nghiên cứu ở Thái Lan và nước ngoài, phát hành một bản đồ công nghệ, cũng như hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Thái Lan và các quốc gia khác. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, SCG sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy chất lượng cuộc sống của cộng đồng làm kim chỉ nam cho hành động.
Nỗ lực vì một Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở phát triển toàn diện
Tập đoàn xi măng Siam (SCG) kế hoạch sẽ phân bổ 1-2% tổng doanh thu mỗi năm cho đổi mới sáng tạo, công nghệ chuyên sâu và chuyển đổi kỹ thuật số,... Roongrote Rangsiyopash, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của SCG cho biết, ngân sách hàng năm sẽ lên tới 6-10 tỷ baht. Đổi mới sáng tạo được Tập đoàn đặt ưu tiên trong chiến lược phát triển dài hạn, với đa dạng các hoạt động nuôi dưỡng Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo bao gồm:
1. Thiết lập hệ sinh thái hợp tác rộng lớn với các công ty khởi nghiệp, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 2017, với tầm nhìn trở thành công ty dẫn đầu thị trường khu vực về đổi mới bền vững ở ASEAN, SCG chính thức khai trương “Trung tâm đổi mới sáng tạo mở ”, một trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển đổi mới với chính phủ, khu vực tư nhân và giáo dục trên toàn thế giới. Trung tâm được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo nhanh hơn và tốt hơn bằng các nguồn lực và sự cống hiến của mình trong việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển đến thương mại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như nâng cao năng lực của ngành công nghiệp Thái Lan ở cấp độ ASEAN.
Tiến sĩ Suvit Maesincee, Bộ trưởng trực thuộc Văn phòng Thủ tướng, cho biết trong lễ khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo Mở: “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Mở của SCG có thể là động lực chính để kích thích tiềm năng cho nền kinh tế Thái Lan chuyển từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang thu nhập trung bình cao, từ nền kinh tế hướng tới hiệu quả sang nền kinh tế dựa trên đổi mới và từ xã hội tri thức đến kỷ nguyên nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Tập đoàn xi măng Siam - Khi Đổi mới sáng tạo được xem là hạt nhân phát triển
SCG ra mắt “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Mở” tại Công viên Khoa học Thái Lan để kết nối sự hợp tác R&D trên toàn thế giới và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

2. Triển khai các chương trình đổi mới có tổ chức để cung cấp cho các công ty khởi nghiệp nguồn tài trợ, sự cố vấn từ các chuyên gia và cơ hội tiếp cận mạng lưới rộng lớn.
Tập đoàn Siam đã tạo ra một mạng lưới chương trình cố vấn và hỗ trợ đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển và thành công của các công ty khởi nghiệp trong cộng đồng. Một trong những chương trình quan trọng là Chương trình Cố vấn Doanh nghiệp, nơi các doanh nhân thành công và các chuyên gia trong ngành cung cấp sự hỗ trợ về chiến lược kinh doanh, quản lý, tiếp thị và tài chính cho các startup trẻ. Ngoài ra, Siam cũng đã thành lập Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp để cung cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp có tiềm năng. Chương trình Hội thảo và các buổi tập huấn cũng được tổ chức để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các lãnh đạo trong mạng lưới.

3. Thường xuyên đưa ra các đề bài và tổ chức các cuộc thi ĐMST thường xuyên, tạo cơ hội để các công ty khởi nghiệp giới thiệu giải pháp của họ và đạt được sức hút tiềm năng.
Trong năm 2018, Tập đoàn Xi măng Siam tổ chức cuộc thi "HACKATHON", sự kiện Đổi mới sáng tạo diễn ra trong vòng 3 ngày 2 đêm lần đầu tiên trên toàn thế giới với concept “Passion for Open Innovation".
Tập đoàn xi măng Siam - Khi Đổi mới sáng tạo được xem là hạt nhân phát triển
Cuộc thi HACKATHON diễn ra năm 2018 nhận được sự quan tâm từ đông đảo startup
Cuộc thi mở cửa dành cho mọi đối tượng, không phân biệt tuổi đời tổ chức, lĩnh vực hoạt động, và chuyên môn, từ những nhà phát triển phần mềm, nhà thiết kế, đến những chuyên gia kế hoạch kinh doanh. Mục tiêu của cuộc thi nhằm tạo ra những giải pháp có thể giúp xây dựng một tương lai bền vững và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số, thông qua ba chủ đề thách thức chính:
-Sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả cho các đối tác kinh doanh của tổ chức
-Tăng cường tiềm năng và tính bền vững của ngành, và
-Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng
Có thể thấy, tập đoàn xi măng Siam đang nỗ lực trên hành trình đổi mới sáng tạo, và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh Siam, những câu chuyện đổi mới sáng tạo truyền cảm hứng khác cũng được khắc họa trong Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam 2023. Những hoạt động thúc đẩy Đổi mới sáng tạo tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho các Doanh nghiệp Việt Nam.
Từ tập đoàn xi măng Siam - nhìn về Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam.
Là Tập đoàn có nhiều hoạt động đầu tư cho R&D và Đổi mới sáng tạo, Xi măng Siam đã tích cực góp phần nuôi dưỡng, phát triển không chỉ Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo của nội bộ tập đoàn mà còn của toàn bộ quốc gia xứ sở chùa Vàng. Tinh thần chủ động, cởi mở của xi măng Siam và chính phủ Thái Lan có thể gợi mở ra những bài học giá trị cho Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam:
Xây dựng nền tảng chủ trương, chính sách vững chắc: Chính phủ cần hoàn thiện các cơ chế pháp lý, chiến lược rõ ràng cho các hoạt động phát triển hoạt động khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Mở quốc gia. Câu chuyện ‘Vườn ươm khởi nghiệp’ Thái Lan học tập và chạy đua với Singapore chính là ví dụ minh chứng cho việc Nhà nước đã hoàn thiện khung cơ chế, chủ trương phát triển để các Doanh nghiệp, tập đoàn lớn và startup được tăng tốc trong khuôn khổ Hệ sinh thái quốc gia.
Xây dựng chiến lược hợp tác cùng các chủ thể trong Hệ sinh thái: Mở rộng các chương trình kết nối, hợp tác giữa các chủ thể: Nhà đầu tư, Doanh nghiệp, Startup,... nhằm tạo mối quan hệ cộng sinh, hợp tác lâu dài và bền vững. Tăng cường sự hợp tác và chia sẻ, chủ động kiến tạo một môi trường chia sẻ
Cam kết đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Để phát triển bền vững, cần có sự đầu tư nguồn lực và tài lực vào nghiên cứu và phát triển. Bằng việc tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, Doanh nghiệp có thể thể hiện cam kết vào việc mang lại giá trị mới cho thị trường, khách hàng.
--------------------------------------------------
Đọc thêm về câu chuyện Đổi mới sáng tạo Mở tập đoàn xi măng Siam và các Tổ chức khác trong Báo cáo Đổi mới sáng tạo Mở 2023.