Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới

Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới

Tác giả: Niall Ferguson
Thể loại: Kinh Tế
Số chương: 6
Đọc miễn phí

Giới thiệu sách

(Civilization – The West and The Rest)
Naill Ferguson
Có ai đã từng hỏi:– Tại sao phương Tây văn minh?– Tại sao cùng là người phương tây di cư đến châu Mỹ mà lại có sự khác biệt giữa Bắc Mỹ & Nam Mỹ (trừ Mexico)?– Trung hoa, từng có nhiều phát minh cho nhân loại… từng được gọi là “nền văn minh”, giờ sao thế nhỉ?– Nước Nga, một phần của châu Âu, to lớn vậy, giờ sao thế nhỉ?– Các nước Hồi giáo, đặc biệt Hồi giáo Trung đông từng là “nền văn minh”, sao thế nhỉ?– Và nhiều câu hỏi kiểu này…
Thời sự nổi bật với Venezuela hỗn loạn, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Brexit, biểu tình “áo vàng” tại Pháp… Cảm hứng từ chuyến đi về miền quê Australia. Khai xuân với đề tài về thế giới văn minh, lựa chọn là cuốn “VĂN MINH phương Tây & phần còn lại của thế giới”
Ai cũng biết đến di sản vĩ đại của hàng ngàn năm trước – các Kim tự tháp Ai Cập mà điển hình là tháp Giza. Nó được tạo thành bởi khoảng 2,3 triệu khối đá, mỗi khối nặng chừng 50 tấn, Giza cao cỡ 140m… rồi 2 lần chiều cao chia cho diện tích đáy bằng đúng số Pi – hằng số mà Archimedes được cho là người phát hiện ra mãi sau này. Siêu tưởng tượng!
Hôm nay, cầm iPhone trên tay, ai cũng kinh ngạc bởi tính năng và tác dụng của nó. Một trong những từ thường xuất hiện ngay lập tức đó là “văn minh thật”. Nguyên nghĩa nó là “một cái alo” nhưng lại được tích hợp để là rất nhiều thứ: Computer, Calculator, TV, máy thu phát âm nhạc, thư viện, la bàn, bản đồ, trung tâm khí tượng thủy văn … nằm gọn trong lòng bàn tay mà hầu như ai cũng sử dụng được.
Những thứ này chắc chắn không thể được tạo ra bởi chỉ một cá nhân mà bởi Một Nền Văn Minh.
Hiểu thế nào thì hiểu, chỉ biết rằng một nền văn minh được tạo ra trong một khoảng thời gian rất dài bởi rất nhiều người. Bên cạnh các di sản hữu hình, nó còn phải được nhìn nhận bởi các giá trị vô hình như thẩm mỹ, tinh thần, chất lượng cuộc sống, ngôn ngữ…
Naill nói về phương Tây thế nào?
Vào khoảng năm 1500, các đế quốc tương lai của Châu Âu chỉ chiếm khoảng 10% bề mặt thế giới và cùng lắm chiếm 16% dân số toàn cầu; đô thị lớn nhất TG bấy giờ là Bắc Kinh có khoảng 700k dân; Top 10 đô thị lớn nhất lúc đó chỉ có Paris là thuộc Châu Âu với dân số xấp xỉ 200k; London lúc này chỉ khoảng 50k dân. Hơn 400 năm sau, vào thập niên 1913s, 11 đế quốc phương Tây kiểm soát khoảng 3/5 tổng lãnh thổ & dân số, hơn ¾ sản lượng kinh tế toàn cầu; Châu Á chỉ có 1 đô thị lớn duy nhất là Tokyo trong Top 10; London lúc này đã trở thành đại đô thị toàn cầu với dân số khoảng 6,5 triệu. Sau ngót 100 năm nữa, ngôi thống trị của phương Tây không suy tàn sụp đổ mà khoảng cách với phương Đông ngày càng nới rộng bởi sự trỗi dậy của Hoa Kỳ; năm 1990 một người Mỹ trung bình giàu có gấp 73 lần một người Trung Quốc trung bình.
Kết quả là nền văn minh phương Tây đã trở thành mẫu hình mà phần còn lại TG mong mỏi đi theo, trong đó điển hình là Nhật Bản ở phương Đông.
Tại sao?
Naill Ferguson tóm lược 6 nhân tố tạo nên sự khác biệt của phương Tây với phần còn lại của TG:1. Cạnh tranh: sự phi tập trung hoá đời sống chính trị và kinh tế, từ đó tạo cơ sở cho các nhà nước dân tộc và CNTB;2. CM khoa học: một phương thức nghiên cứu, tìm hiểu và cuối cùng làm thay đổi TG tự nhiên. Nó mang lại ưu thế quân sự cùng nhiều thứ khác so với phần còn lại;3. Quyền tư hữu đất đai (pháp trị & CP đại diện): luật pháp bảo vệ sở hữu tư nhân, giải quyết trong hoà bình đối với các tranh chấp – nền tảng cho hình thái bền vững của chính phủ đại diện;4. Y học: ngành khoa học cải thiện quan trọng về sức khoẻ & tuổi thọ;5. Xã hội tiêu dùng: phương thức sinh hoạt vật chất trong đó hoạt động sản xuất và mua sắm đóng vai trò trung tâm;6. Đạo đức lao động: một khuôn khổ đạo đức và phương thức hoạt động xuất phát từ Tin lành & các nguồn khác. Nhân tố này là chất keo kết dính đối với XH năng động và đầy bất ổn tiềm tàng được hình thành từ việc ứng dụng 5 yếu tố phía trên.
Ông nhấn mạnh sự khác biệt then chốt nằm ở thể chế. Tây Âu bắt kịp và vượt Trung Hoa một phần quan trọng là do phương Tây có nhiều sự cạnh tranh hơn cả về chính trị lẫn kinh tế. Thế kỷ XX đã thực hiện một loạt “thí nghiệm” theo đó các thể chế khác nhau đã áp dụng cho 2 khối người Chinese ở bên trong và ngoài Trung Hoa; Nam – Bắc Triều Tiên; Đông – Tây Đức. Bài học đã quá rõ!
Phương Tây bao hàm nhiều thứ hơn chứ không chỉ về địa lý. Đó là hàng loạt các tiêu chuẩn, hành vi và thể chế với ranh giới rất mờ ảo. Samuel Huntington (tác giả cuốn Sự va chạm giữa những nền văn minh) giới hạn phương Tây ko bao gồm Nga và các nước Chính thống giáo; nó chỉ gồm Tây & Trung Âu, Bắc Mỹ trừ Mexico, và Úc.

Danh sách chương

1. CẠNH TRANH

2. Khoa học

3. QUYỀN TƯ HỮU

4. Y HỌC

5. TIÊU DÙNG

6. LAO ĐỘNG

KẾT LUẬN - CÁC ĐỐI THỦ

CHÚ THÍCH

3 Yêu thích
1 Bình luận 12 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ