Lĩnh vực: Chứng khoán
Giải thích thuật ngữ
P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Chỉ số P/B là gì?
Cách tính chỉ số P/B
- Giá thị trường của cổ phiếu: Là giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, không do doanh nghiệp ấn định mà được xác định bởi quan hệ cung - cầu. Nó chính là mức giá thống nhất mà ở đó, người bán sẵn sàng bán và người mua sẵn sàng trả tiền để mua.
- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu: Là giá trị của cổ phiếu, không do quan hệ cung - cầu trên thị trường quyết định, mà được xác định dựa trên cơ sở số liệu kế toán của doanh nghiệp.
- Tổng giá trị tài sản của công ty A ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán là 150 tỷ VND.
- Giá trị tài sản vô hình là: 20 tỷ VND.
- Tổng nợ phải trả là: 50 tỷ VND.
- Hiện tại, công ty A đang có 1 triệu cổ phiếu lưu hành, với giá thị trường là 60.000 VND/cổ phiếu.
- Như vậy, giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu A là: (150.000.000.000 - 20.000.000.000 - 50.000.000.000)/1.000.000 = 80.000 VND.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác.
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC)
Ưu, nhược điểm của chỉ số P/B
Ưu điểm
- Chỉ số P/B thường ổn định hơn so với EPS. Vì vậy, chúng ta có thể dùng chỉ số P/B nếu EPS có mức biến động lớn, khó quan sát và đánh giá.
- P/B luôn dương nên nhà đầu tư có thể dùng chỉ số này để định giá những doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ.
- Chỉ số P/B đặc biệt phát huy tác dụng khi đánh giá những công ty sở hữu nhiều tài sản và khả năng thanh khoản cao như: doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng hay chứng khoán...
Nhược điểm
- Chỉ số P/B chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình mà không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, uy tín, hay bằng sáng chế, phát minh...Trong khi đó, những tài sản vô hình này đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/B là giá trị ghi sổ của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị này không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản. Nguyên nhân là: Tài sản trên Bảng cân đối kế toán được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Có những tài sản doanh nghiệp đã mua/sở hữu cách đây vài năm, giờ đã tăng giá lên nhiều lần nhưng giá trị của chúng trên Bảng cân đối kế toán vẫn là giá gốc tại thời điểm công ty ghi nhận.
Sử dụng chỉ số P/B trong đầu tư
- Một là, thị trường chỉ chấp nhận mức giá thấp và cho rằng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang bị thổi phồng. Theo đó, nhà đầu tư nên tránh xa cổ phiếu này vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng bị điều chỉnh về đúng giá trị thật của nó.
- Hai là, thu nhập trên tài sản của doanh nghiệp là quá thấp. Trường hợp này, nhà đầu tư cũng không nên mua cổ phiếu của công ty. Về phía mình, lãnh đạo công ty cần có chiến lược kinh doanh thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lợi nhuận lớn cho cổ đông.
- Ba là, doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, tốt hơn nên giá trị cổ phiếu trên sổ sách tăng lên trong khi giá trị thị trường của cổ phiếu đó đang bị định giá thấp. Đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư mua vào và kiếm lời trong tương lai.