Lĩnh vực: Chứng khoán
Giải thích thuật ngữ
Bull Trap
Bẫy tăng giá (Bull Trap) là gì?
Bull trap (bẫy tăng giá) là một tín hiệu giao dịch không chính xác báo hiệu xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng tốt lên. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ mua vào theo xu hướng giá tăng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thị trường bỗng đảo chiều, các Trader sẽ bị thua lỗ khá nặng nề.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng Bull trap
- Nhà đầu tư lớn thao túng thị trường: “Cá mập” dùng tiền để mua liên tục một mã cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Người chơi thiếu kinh nghiệm thấy tăng giá, thực hiện lệnh mua vào. Khi lượng tiền đến ngưỡng kỳ vọng, các nhà đầu tư lớn bắt đầu xả hàng thu lợi nhuận.
- Hiệu ứng tăng giá: Đây cũng là điểm khiến các trader dễ rơi vào bẫy. Lợi dụng tâm lý đám đông, các tay to sẽ đặt lệnh mua vào cùng một thời điểm tạo nên hiện tượng tăng giá tạm thời. Người chơi mới sẽ theo đó mua vào và khi lượng mua chững lại giá sẽ quay lại đà giảm.
- Bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bất ngờ: Trường hợp này xảy ra khi thị trường đột ngột xảy ra một sự kiện, không thể đoán định trước. Khi đó, các nhà đầu tư có xu hướng mua vào ồ ạt tạo nên hiện tượng tăng giá tạm thời.
Dấu hiệu nhận biết Bull trap
- Bẫy tăng sẽ xuất hiện ở xu hướng giá giảm, xu hướng tăng yếu hoặc giá đang đi ngang.
- Biến động giá Breakout vượt qua vùng kháng cự, tạo nên xu hướng tăng giá giá giả.
- Giá có xu hướng tăng cao trước đó hoặc tăng trên mức kháng cự. Sau một thời gian ngắn sẽ đột ngột quay đầu giảm xuống dưới vùng kháng cự. Sức mua gần như không còn và tiếp tục có xu hướng giảm tiếp.
- Bẫy tăng giá có thể xảy ra ở mô hình giá 2 đỉnh. Khi nhìn trên biểu đồ thống kê bạn sẽ thấy mô hình này có hình giống như chữ M, báo hiệu một xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Phương pháp và cách tránh bẫy tăng giá hiệu quả
- Nghiên cứu kỹ thông tin cổ phiếu trước khi quyết định đầu tư: Điều này rất quan trọng khi chơi cổ phiếu đặc biệt là ở thị trường chứng khoán trong nước. Bạn cần xem xét kỹ doanh nghiệp, các biến động thị trường để có thể nhận ra các cổ phiếu đang có dấu liệu bị lái.
- Không nên đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao để tránh các rủi ro cháy tài khoản.
- Tìm đường phân kỳ RSI: Bẫy Bull trap thường đặt trước sự phân kỳ RSI. Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Đường chỉ báo RSI đo lường tốc độ và sự thay đổi trong xu hướng giá. Nếu chỉ số vượt trên 70 thì gọi là quá mua. Nếu chỉ số xuống thấp hơn 30 thì gọi là quá bán. Có thể dễ dàng nhận thấy, khi giá tăng thì RSI tăng và RSI thường giảm khi giá đi xuống. Sự phân kỳ xảy ra khi giá và RSI di chuyển ngược chiều nhau. Điều này cho thấy sự chuyển động giá yếu và không được hỗ trợ bởi động lượng đáng kể.
- Không nên đầu tư quá nhiều tiền vào các giao dịch có dấu hiệu bất ổn định, tốt nhất nên lựa chọn kỹ các giao dịch theo xu hướng.
- Hiện nay, có rất nhiều thị trường tài chính như Forex, Cổ phiếu, Tiền điện tử, cổ phiếu,...Khi tham gia thị trường nào thì bạn cũng cần có những hiểu biết về thị trường đó. Các nhân tố có tác động mạnh đến thị trường khiến thị trường tăng hoặc giảm tác động đến xu hướng tổng thể hay không.
- Dựa vào khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường ở một thời điểm. Đặc điểm của Bull trap là khối lượng giao dịch thường thấp và trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi nhìn thấy giá tăng đột ngột với khối lượng thấp thì nhiều khả năng sẽ quay đầu hạ nhanh chóng.
Cách xử lý khi gặp Bull trap
- Đặt lệnh cắt lỗ: Dù bạn là nhà đầu tư có kinh nghiệm hay chỉ là một tay mơ đều nên đặt lệnh cắt lỗ để ngăn ngừa việc bị lỗ sâu trong những đợt giao dịch break out. Bạn nên đặt lệnh cắt lỗ ngay sau khi mở vị thế mua của mình.
- Mua lại điểm Pullback: đây là một kỹ thuật rất hay có thể giúp bạn thoát khỏi Bull trap. Thay vì thực hiện đặt mua gần vùng kháng cự, bạn nên đợi cho đến khi giá vượt qua vùng kháng cự. Thực hiện đặt lệnh mua của bạn ở giai đoạn nghỉ của 1 xu hướng đang lấy đà để tiếp tục tăng lên theo xu hướng chính của thị trường.
- Lệnh dừng lỗ cũng là một cách để bạn thoát Bull trap, đặc biệt khi thị trường đang biến động nhanh, sẽ hạn chế việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy quá trình ra quyết định của nhà đầu tư.