24HMoney

Bài của Chí Thân FPTS

menu
Ảnh đại diện Pro
FED HẠ LÃI SUẤT, TTCK TĂNG HAY GIẢM? Phần 1
Đầu tiên bạn phải biết Tại sao FED hạ lãi suất?
FED tăng lãi suất lên cao nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, đưa về mức lạm phát mục tiêu là 2%. Việc giữ lãi suất cao trong 1 khoảng thời gian có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào SUY THOÁI. Vậy nên, khi Lạm phát hạ nhiệt, kinh tế có dấu hiệu chậm lại, FED sẽ bắt đầu tiến trình cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế. ⇒ Hạ lãi suất là KẾT QUẢ của việc Lo ngại kinh tế suy thoái. Vì vậy, chúng ta cần phải đi sâu hơn về việc:Liệu suy thoái có xảy ra hay không và Ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam như thế nào?
FED giảm lãi suất, TTCK sập, lịch sử có lặp lại?
Từ năm 2000 đến nay, mỗi lần FED giảm lãi thì TTCK giảm mạnh. Tuy nhiên, nhìn rộng ra trong toàn bộ lịch sử thì kinh tế sẽ có nhiều kịch bản hơn gồm Hạ cánh cứng (Kinh tế suy thoái) và Hạ cánh mềm (Kinh tế suy giảm). Cá biệt thì sẽ có là khủng hoảng như 2007 (Đây là điều mà chúng ta sẽ gần như không thể dự đoán được).
Biểu đồ 1: Phản ứng TTCK Việt Nam khi FED hạ lãi suất
Hạ cánh cứng, Hạ cánh mềm là gì?
Hạ cánh mềm: Các biến động của lãi suất với tốc độ chậm, các dữ liệu, chỉ số dần dần vào nền kinh tế, không ghi nhận tác động nào đáng kể.
Hạ cánh cứng: Suy thoái diễn ra với tốc độ cao hơn, kinh tế tăng trưởng âm một vài quý.
FED liệu có biết trước được kinh tế sẽ hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm hay không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Họ hoạt động dựa trên các dữ liệu khác nhau và các chuỗi dữ liệu. Dựa vào các chỉ báo như tốc độ kinh tế, sản xuất, việc làm, tiêu dùng,.. ở các thời điểm liên tục để đưa ra các quyết định liên quan đến lãi suất. Và chúng ta cũng sẽ dựa vào những dữ liệu này để có thể biết được chính xác hơn, Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái hay không.
Diễn biễn hiện tại thì Hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm?
Ở giai đoạn hiện tại, Chỉ số sản xuất của Mỹ chứng kiến sự chậm lại và sụt giảm. Dữ liệu về việc làm và thất nghiệp cũng đang có những chuyển biến xấu hơn. Vì vậy, nỗi lo về SUY THOÁI của NĐT lớn hơn. Chứng khoán thời gian gần đây, sau các thông tin tiêu cực này cũng đã có đà giảm khá mạnh, phản ánh tâm lý lo ngại của NĐT.
Ở một chỉ số khá quan trọng là tiêu dùng thì vẫn đang chứng kiến sự tăng trưởng. GDP quý 2 Mỹ tăng trưởng 3%, trong đó tiêu dùng đóng góp đến ⅔ vào sự tăng trưởng này. Đáng nói hơn, tiêu dùng tại Mỹ đến từ cả Hàng hóa và Dịch Vụ. Điều này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn còn khá khỏe. Vậy nên, kịch bản HẠ CÁNH MỀM sẽ khả dĩ hơn. Về mặt dự báo thì cũng đến 73% ý kiến chuyên gia cho rằng kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm ở lần này.
Nhưng, có thực sự sẽ hạ cánh mềm hay không?
Một yếu tố cần lưu ý là Chỉ số về mức tiêu dùng sẽ có độ trễ. Vậy nên không thể loại trừ khả năng đến kỳ tiếp, chỉ số này sẽ suy yếu đi. Một cách khách quan thì khi sản xuất yếu đi, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì tài chính của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng, làm suy yếu đi sức tiêu dùng trong tương lai. Sức tiêu dùng vẫn tăng mạnh có thể đến phần nhiều đến từ tích lũy trong giai đoạn đại dịch. Theo báo cáo của FED thì giai đoạn đại dịch, tiết kiệm của người dân Mỹ ở mức cao, có thời điểm lên trên mức 20%. Đến giai đoạn hiện tại thì mức này giảm xuống khá thấp, về dưới 3%. Vậy nên, khi tích lũy cạn dần thì tiêu dùng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiền lương (Việc làm).
Biểu đồ 2: Tiết kiệm của người dân Mỹ qua các giai đoạn
Kết luận: Không phải FED giảm lãi suất thì TTCK sẽ sập. Việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số sản xuất hay tiêu dùng của Mỹ trong giai đoạn sắp tới là những chỉ số mà chúng ta cần quan tâm để có thể biết được kinh tế Mỹ có suy thoái hay không.
Câu hỏi thứ 2, Vậy yếu tố này tác động đến TTCK Việt Nam như thế nào? Đầu tiên, FED giảm lãi suất có ảnh hưởng đến lãi suất tại Việt Nam hay không?
Tỷ giá hạ nhiệt, thành khoản sẽ dồi dào hơn.
2 biến lãi suất Mỹ và Lãi suất Việt Nam sẽ không có mối quan hệ trực tiếp mà là gián tiếp với nhau thông qua TỶ GIÁ.
Khi FED hạ lãi suất, đồng Đô sẽ yếu đi, Việc đầu cơ, găm giữ ngoại tệ sẽ giảm, thậm chí không còn nữa, từ đó mà áp lực đối với tỷ giá giảm đi đáng kể. Trong thời gian gần đây, mặc dù FED chưa hạ lãi suất nhưng Tỷ giá USD/VND cũng đã hạ nhiệt đáng kể. Khi tỷ giá hạ nhiệt, thanh khoản thị trường VN sẽ dồi dào hơn, từ đó giá của các tài sản, trong đó có chứng khoán cũng sẽ hưởng lợi theo.
Các tác nhân nền kinh tế thì sao? Fed hạ lãi suất tạo môi trường cho chính sách Việt Nam dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mối quan hệ giữa lãi suất với giá các tài sản như CK hay BĐS sẽ không cố định mà đi kèm với bối cảnh của nó.
Năm 2022, bối cảnh bên ngoài lẫn bên trong hệ thống điều tệ khi bên ngoài với tỷ giá tăng vọt, thanh khoản hệ thống bên trong thì khan hiếm khi đáo hạn trái phiếu, vụ án Vạn Thịnh Phát khiến lãi suất huy động tăng một cách chóng mặt.
Hiện tại, Tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể giúp dòng tiền không bị áp lực rút ròng ra bên ngoài. Thanh khoản hệ thống hiện tại ổn nếu không muốn nói là dồi dào. Nếu lãi suất có nhích tăng thì cũng chỉ phản ánh câu chuyện tín dụng ấm dần trở lại. Nếu vậy thì đây hoàn toàn là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế.
Vậy nếu FED hạ lãi suất thì VN có thể hạ lãi suất nữa không? Theo quan điểm cá nhân thì nếu hạ thêm lãi suất, lợi ích kinh tế mang lại không nhiều. Phải nhìn vào thực tế, chúng ta duy trì mặt bằng lãi suất thấp cả năm nay nhưng không thực sự giúp tín dụng mạnh mẽ.
Vậy nên, tóm lại, khi FED hạ lãi suất sẽ giúp cho VN có một môi trường nhiều dư địa về mặt chính sách hơn (Vùng lãi suất thấp) để ủng hộ cho sự phục hồi nền kinh tế nước nhà. Hiện tại, Tiêu dùng mới chớm phục hồi từ đáy chứ chưa thực sự là khỏe, với một vùng lãi suất thấp thì nền kinh tế sẽ phục hồi dễ dàng hàng, thúc đẩy cho tiêu dùng. Ở mặt dài hạn hơn thì khi nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh hơn giúp cho Xuất Khẩu VN hưởng lợi. Đây là một động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế, giúp tạo ra việc làm, phục hồi sản xuất kinh doanh, vốn FDI,....
Phần 1 dừng lại ở đây, cảm ơn quý độc giả đã quan tâm.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,293.70 +2.21 (+0.17%)
1,354.00 +3.15 (+0.23%)
42,175.11 +260.36 (+0.62%)
18,190.29 +108.08 (+0.60%)
5,745.40 +23.10 (+0.40%)
prev
next
4 Yêu thích
2 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ