menu
24hmoney

Bài của Lê Đắc Nam

Pro
Kết quả kinh doanh Q2.2022 – Tăng trưởng lợi nhuận đã chậm lại
Tính tới ngày 05/08/2022, hơn 1000 công ty niêm yết trên HOSE, HNX và Upcom , chiếm 93% giá trị vốn hóa thị trường, đã công bố KQKD Q2.2022. Lợi nhuận (LN) ròng toàn thị trường tăng trưởng 13,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng 36,7% so với cùng kỳ trong Q1/22.
Review về các ngành chủ chốt
Nhóm ngành Ngân hàng, Dầu khí và Hóa chất: Là động lực tăng trưởng chính
Tổng LN ròng của ngành Ngân hàng tăng 39,8% trong Q2/22, cao hơn so với Q1/22 là 31,7%. Chi phí dự phòng giảm 17% trong khi tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng 13 điểm lên 1,56% trong Q2/22.
Ngành Dầu khí có mức tăng trưởng LN ròng ấn tượng nhất với 172,6% so với cùng kỳ, hưởng lợi khi giá dầu tăng đột biến, chủ yếu do BSR gánh team (+488% ). LN ròng của ngành Hóa chất tăng 139% , thấp hơn mức 193% trong Q1/22 do giá phân bón và phốt pho đạt đỉnh. Tổng cộng, ngành Ngân hàng, Dầu khí và Hóa chất đã đóng góp 21,1% vào tăng trưởng LN ròng Q2 của thị trường.
Nhóm ngành Vận tải và Dịch vụ tiện ích tăng trưởng vượt kì vọng trong Q2/22
Lợi nhuận ngành dịch vụ tiện ích tăng tốc với mức tăng trưởng 88,7% trong, mạnh hơn hai quý trước, chủ yếu bình thường hóa trở lại sau Covid đã đạt mức độ cao. Ngành Vận tải (cảng và logistic) có tốc độ LN ròng tăng 116,6% trong quý này, cao hơn nhiều so với mức 33,1% trong Q1/22, nhờ có ACV (+666,8% ) và MVN (+192,6%).
Thép, Chứng khoán và Bất Động Sản : Tăng trưởng lợi nhuận ròng âm
Do biên lợi nhuận gộp giảm, các công ty sản xuất thép đã công bố mức tăng trưởng LN ròng Q2/22 giảm mạnh 67% , kéo tăng trưởng LN ròng toàn thị trường giảm 8,6%. Các doanh nghiệp Bất động sản có mức tăng trưởng LN ròng âm 35,8% trong quý thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, nếu loại trừ VHM, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng trưởng dương 52,7% trong Q2/22. LN ròng của các công ty Chứng khoán giảm sâu 93,5% trong Q2/22, do sự suy giảm của chỉ số và thanh khoản thị trường.
Đáng chú ý: Dấu hiệu thay đổi quan trọng là lợi nhuận của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (trừ VHM, HPG) tăng trưởng tốt so với nhóm vốn hóa vừa và nhỏ (Hình bên dưới). Điều này cũng tương đối dễ hiểu khi mà các DN vừa và nhỏ đang 'ngấm dần" sức ép chi phí tăng, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm. Chưa kể nhiều cty "dốc toàn lực" book lợi nhuận ảo trong Q1 để đưa cổ phiếu lên tận cung trăng, và các quý tới sẽ được "điều chỉnh để bù trừ lại" về đúng tình hình thực tế . Trong khi các doanh nghiệp "gội cạo" có nền tảng tài chính vững chắc, nguồn tiền dồi dào, những ông chủ dày dặn kinh nghiệm lèo lái qua nhiều chu kỳ kinh tế hoặc hưởng lợi (biết tận dụng chu kỳ) để chiếm lợi thế cho mình.
Q3 tới đây, sự phân hóa sẽ càng rõ rệt và "sâu sắc" hơn. Vì thế, trong bối cảnh vĩ mô đang theo chiều hướng thu hẹp sự vận động của dòng tiền, tăng lãi suất,...thì NĐT càng cần chọn đúng cổ phiếu/đúng thời điểm mới gia tăng được xác suất chiến thắng trong cuộc chơi.
Kết quả kinh doanh Q2.2022 – Tăng trưởng lợi nhuận đã chậm lại. Tính tới ngày 05/08/2022, hơn 1000 công  ...
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ