Donald Trump – và chiến dịch tranh cử tổng thống
Liệu thời Trump 2.0 sẽ có những biến động mạnh sau giai đoạn kinh tế thế giới nhiều bất ổn?
Việc Donald Trump tái tranh cử tổng thống Mỹ lần thứ hai không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị của Mỹ mà còn mang đến những tác động tiềm ẩn đối với kinh tế toàn cầu. Sự trở lại của Trump hứa hẹn sẽ tiếp tục khơi dậy những chính sách bảo hộ thương mại mạnh mẽ, đặt nước Mỹ lên hàng đầu, và có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thị trường tài chính quốc tế. Phân tích chiến dịch tranh cử của Trump lần này sẽ giúp hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Việt Nam, có thể đối diện trong thời gian tới.
Chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh nền kinh tế hiện tại và quá khứ
=> Nhìn chung có thể thấy, tại thời điểm chuẩn nhậm chức cho nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã được bàn giao một nền kinh tế rất vững mạnh từ người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, câu chuyện lại không còn được như thế.
Các yếu tố chính mà Trump hướng tới ở đợt tranh cử lần này:
- Thứ nhất: Liên quan đến tiền tệ. Các đồng tiền khác rẻ hơn tương đối so với đồng đô la Mỹ, tạo ra lợi thế xuất khẩu cho các quốc gia đó. Vì thế, ông sẽ can thiệp để các đồng tiền nước ngoài phải mạnh lên so với USD => Làm sống lại nền sản xuất trong nước, và sẽ trừng phạt mạnh tay những doanh nghiệp sản xuất tạo ra việc làm ở ngoài nước Mỹ.
- Thứ hai: Liên quan đến vấn đề lạm phát. Lạm phát có xu hướng giảm thì gia tăng đầu tư nguồn cung năng lượng
- Thứ ba: Khác với thời kỳ 1.0, ở thời điểm hiện tại, ông một phần ủng hộ những động thái gần đây của Jerome Powell, và ủng hộ chủ tịch FED đương nhiệm sẽ hoàn thành hết nhiệm kỳ chủ tịch (đến hết tháng 1/2026).
- Thứ tư: Liên quan đến chính sách tài khoá. Ông ủng hộ việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước tiên là mức 20%, sau đó là mức 15%. Ông cũng thừa nhận việc sẽ gặp phải khó khăn khi đưa ra chính sách này trước Quốc hội.
- Thứ năm: Liên quan đến người đứng đầu Bộ Kho bạc của Mỹ. Ông có ý đề của Jamie Dimon, hiện tại ông này đang là CEO của JP Morgan Chase.
- Thứ sáu: Liên quan đến nhóm Big Tech. Đối với các nền tảng xã hội, ông sẽ không loại trừ việc cho phép TikTok vào hoạt động trên đất Mỹ, để tạo ra cuộc cạnh tranh hợp lý. Do thời gian vừa qua các nền tảng cũ đã bóp méo giá trị văn hóa tại Mỹ.
- Thứ bảy: Nhập cư. Nếu cải thiện được vấn đề nhập cư trái phép, lực lượng lao động Mỹ sẽ có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao lên.
- Thứ tám: Liên quan đến chính sách đối ngoại. Ông dự định sẽ tăng thêm 60% lên thuế quan các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% lên tất cả các hàng hoá nhập khẩu từ toàn cầu. Bên cạnh đó, ông cũng luôn thể hiện tinh thần làm việc trực tiếp 1-đối-1 để giải quyết vấn đề, và lôi kéo đồng minh ủng hộ ông.
Từ những điều trên và góc nhìn với thị trường toàn cầu lẫn Việt Nam.
Nền kinh tế dưới thời ông Trump trong những năm tiếp theo để có tăng trưởng, thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện lạm phát và lãi suất duy trì ở mức cao.
- Kỳ vọng chính sách: Nếu Trump tái đắc cử, có thể kỳ vọng các chính sách bảo hộ sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Điều này có thể làm trầm trọng hơn các căng thẳng thương mại toàn cầu và ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi. Chính sách thương mại của Trump, đặc biệt là đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và toàn cầu, có thể giúp Mỹ cải thiện cán cân thương mại nhưng sẽ gây áp lực lên giá cả tiêu dùng trong nước, tăng lạm phát. Chính sách nhập cư siết chặt có thể giúp tăng lương nhưng đồng thời làm tăng lạm phát do chi phí lao động cao hơn.
- Tác động dài hạn: Sự không chắc chắn từ chính sách thương mại và đối ngoại có thể dẫn đến sự bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu. Việt Nam và các quốc gia tương tự có thể phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế khi đối diện với sự thay đổi chính sách từ Mỹ. Tác động tiêu cực đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Đồng USD có thể mạnh lên, gây khó khăn cho các quốc gia có nợ nước ngoài
- Về phía NĐT: Nhà đầu tư cần thận trọng với những rủi ro tiềm ẩn từ sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu. Việc theo dõi sát sao các động thái từ Mỹ và điều chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp là cần thiết để giảm thiểu rủi ro.
Chia sẻ thông tin hữu ích