Ý kiến chuyên gia: Để cải cách kinh tế thành công, Trung Quốc cần học cách buông bỏ
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong năm tới.
Các chuyên gia đánh giá, với quy mô nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, mức tăng trưởng GDP 6% hàng năm vẫn được coi là những thành tựu lớn hơn so với mức tăng trưởng hai con số cách đây 25 năm. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, tăng trưởng GDP chậm đang cản trở mức tăng thu nhập bình quân đầu người - một tin buồn cho đất nước đang có nguy cơ sa lầy vào bẫy thu nhập trung bình và làm tồi tệ thêm những rủi ro tài chính đang chất chồng từ những khoản nợ doanh nghiệp và nợ chính phủ.
Có một điều không thể tranh cãi là sự không nhất quán trong chính sách và những sai lầm trong quản lý đã góp phần đáng kể vào sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Vấn đề nằm ở mức độ tiến triển chậm trong các cải cách cơ cấu. Tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào sự phi tập trung hóa quyền lực của Chính phủ, thị trường hóa tăng cường và tự do hóa kinh tế lớn hơn, lĩnh vực tư được tiếp cận tốt hơn với vốn và các nhân tố sản xuất khác. Thêm vào đó, sự chuyển đổi của Chính phủ Trung Quốc theo hướng mở rộng kinh tế quá đà có thể tạo ra các hiệu ứng ngược.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã hối thúc các ngân hàng bắt đầu cho vay, và các công ty chất chồng các món nợ lớn, nhằm bù đắp cho sự khủng hoảng kinh tế do tác động từ bên ngoài. Mặc dù điều này duy trì hoạt động của các động cơ tăng trưởng, song lại gây ra một sự gia tăng đáng kể rủi ro tài chính.
Tuy nhiên, từ năm 2016, Chính phủ đã thay đổi hoàn toàn lập trường. Mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn duy trì các chính sách trung lập, song các ngân hàng đều bị yêu cầu phải áp dụng các chính sách giảm chi tiêu và giảm cho vay, và quy mô lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đã bị giảm đáng kể. Cách tiếp cận này gây ra một sự tháo vốn và làm suy yếu đầu tư công, kể cả trong lĩnh vực bất động sản, từ đó làm suy yếu tăng trưởng GDP danh nghĩa.
Ngoài những trở ngại tăng trưởng nảy sinh từ cách Chính phủ theo đuổi các mục tiêu của mình, vấn đề quan trọng hơn là mức độ thay đổi nhanh chóng, bất ngờ và thường xuyên của các mục tiêu này. Điều này làm gián đoạn những kỳ vọng của các nhà đầu tư và phá hoại niềm tin của thị trường.
Trong bối cảnh việc mở đường cho những tiến triển về cải cách cơ cấu còn khá xa vời, sự can thiệp từ trên xuống dưới quá mức của Chính phủ đang củng cố những bất cân bằng về cơ cấu. Những mệnh lệnh bừa bãi và bất ngờ gây tổn hại cho mọi doanh nghiệp, và các công ty tư nhân chịu tổn hại lớn nhất. Sau tất cả, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vẫn được hưởng sự bảo vệ mạnh mẽ của Chính phủ, khiến họ có nhiều khả năng vượt qua khó khăn hơn, dù năng lực có yếu kém.
Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ Trung Quốc cần học cách buông bỏ. Một cách tiếp cận bình thường hơn đối với viêc quản lý kinh tế vĩ mô có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Các công ty có thể quyết định tích lũy nợ quá mức và các ngân hàng có thể cho vay quá nhiều hoặc quá ít. Thế nhưng, những dao động mà chúng tạo ra hầu hết chỉ mang tính tạm thời.
Về lâu dài, cách tiếp cận như vậy sẽ thúc đẩy niềm tin của thị trường và giới đầu tư, tạo điều kiện cho các công ty năng động nhất phát triển thịnh vượng và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ổn định cần thiết để Trung Quốc có thể trở thành một nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến giữa thế kỷ. Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể phải từ bỏ đường lối của mình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận