“Xung lực” định hình kinh tế toàn cầu
Tất cả các dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 đến thời điểm này đều quy tụ về thái độ bi quan. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 xuống còn 2,7%, so với mức dự báo 2,9% được đưa ra hồi tháng 7, trong bối cảnh áp lực từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá lương thực và năng lượng tăng cao.
“Liều thuốc” của FED
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) “đánh tiếng” sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 5% vào đầu năm 2023, thậm chí có thể phá vỡ biên độ này nếu các yếu tố gây lạm phát không được xử lý một cách “êm ái”. Liều thuốc lãi suất quá đậm sẽ gây ra nhiều nỗi đau. Mục tiêu đưa lạm phát về mức 2% của FED có thể sẽ đánh mất thêm 3,5 triệu việc làm ở Mỹ, khiến kinh tế suy thoái sâu.
Các tác động vĩ vô chắc chắn xảy ra, hạn chế đầu tư công, thất nghiệp gia tăng, phá sản lan rộng, gây gánh nặng nợ lãi huy động cho ngân hàng và ngân sách quốc gia. Suy cho cùng giá của đồng vốn được chuyển vào giá cả đầu ra hàng hóa, dịch vụ, tức là tăng lạm phát chi phí đẩy.
Năng lượng bất ổn định
Dầu mỏ là đầu vào của đầu vào, “bén mùi” ở tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng, “uốn nắn” chính sách kinh tế vĩ mô từng quốc gia. Nói cách khác, không thể hoạch định lộ trình thật chính xác nếu giá năng lượng phập phù như hiện nay.
Kết thúc mùa xuân 2023 cũng là lúc châu Âu sử dụng hết kho dự trữ cho mùa đông. Trước nhiệm vụ cấp bách phục hồi kinh tế, nhu cầu năng lượng tăng vụt tại lục địa này có thể khiến thị trường khan hiếm cục bộ. OPEC có thể sẽ khôi phục công suất khai thác. Nhưng giá dầu khó giảm do hợp đồng giao nhanh cũng sẽ hết sạch.
Kinh tế thế giới, trong đó có kinh tế Mỹ, Châu Âu sẽ suy thoái ít nhất là năm 2023, thậm chí đến năm 2024. Nguồn: OECD.
Căng thẳng địa chính trị
Rủi ro địa chính trị, đặc biệt là chiến sự Nga - Ukraine đã loại bỏ phần lớn nguồn cung cấp chủ đạo về lương thực, khoáng sản chiến lược, dầu mỏ,… ra thị trường quốc tế; đồng thời phong bế chặt hơn nền kinh tế Nga trị giá 1.800 tỷ USD.
Quan hệ Trung Quốc - Mỹ diễn tiến xấu hơn, các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương được coi là “át chủ bài” mà Washington có thể bất chợt sử dụng để làm khó nền kinh tế số 2 thế giới. Ngoài ra, các quốc gia lớn ở Trung Đông rục rịch thay đổi chiến lược ngoại giao với Mỹ - tăng cường sử dụng dẩu mỏ để duy trì động lực tăng trưởng kinh tế.
Bất định kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự báo. Do tái bùng phát dịch bệnh sau quyết định nới lỏng “zero COVID” khiến các hoạt động kinh tế của nước này tiếp tục xấu đi trên diện rộng trong tháng 11/2022.
Hàng loạt dự báo cho thấy, trong năm 2022, GDP của Trung Quốc sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% - mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ qua, trừ năm 2020. Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 20/12 thậm chí hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 xuống còn 2,7%, giảm mạnh so với mức 4,3% đưa ra hồi tháng 6/2022.
Nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc hiện chưa vững chắc khi đối mặt ba áp lực lớn gồm: (1) nhu cầu thu hẹp, (2) cú sốc nguồn cung, (3) kỳ vọng suy yếu. Tác động từ sự bất ổn của môi trường bên ngoài đối với nền kinh tế ngày càng sâu sắc.
Nỗi lo lạm phát và suy thoái
Chi phí tái cơ cấu thành phần năng lượng cũng lấy đi khá nhiều nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. Các chính phủ trên khắp năm châu phải giành nguồn quỹ khổng lồ cho năng lượng tái tạo như hydro xanh, điện gió, điện mặt trời.
Quá trình đầu tư lại từ đầu cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi năng lượng mất nhiều thời gian và công sức. Đây vừa là nỗi sợ hãi, vừa có khả năng hướng đến tương lai giúp thay đổi vị thế từng quốc gia.
Tóm lại, có hàng chục cái gạch đầu dòng biểu chứng minh tình trạng ảm đạm kinh tế toàn cầu năm 2023, đa phần trong số này đều dẫn đến đầu mối thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn trong khi lượng giá trị nhận được rất ít. Đó chính là lạm phát và suy thoái.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận