Xuất khẩu giày dép giảm sâu từ tháng 8
Tháng 8/2021, xuất khẩu giày dép giảm sâu đến 40,2% so với tháng 7/2021 và giảm 39,5% so với tháng 8/2020 khi chỉ đạt 836,08 tỷ USD. Bước qua tháng 9, xuất khẩu giày dép tiếp tục chịu áp lực và giảm đến 44,2% so với cùng kỳ 2020, ước đạt 700 triệu USD.
Tháng 8/2021, xuất khẩu giày dép đạt 836,08 tỷ USD, giảm 40,2% so với tháng 7/2021 và giảm 39,5% so với tháng 8/2020. Bước qua tháng 9, xuất khẩu giày dép ước đạt 700 triệu USD, giảm đến 44,2% so với cùng kỳ 2020.
Cộng dồn 9 tháng, xuất khẩu giày dép đạt 13,329 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020 và túi xách đạt 2,237 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ 2020.
Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 79,0%, trong đó giày dép chiếm 80,5% và túi xách 70,1%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách 9 tháng đầu năm 2021 (nguồn Lefaso)
05 thị trường lớn nhất của Việt Nam gồm: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 81,2%, trong đó giày dép chiếm 80,8% và túi xách chiếm 82,8%.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với giày dép chiếm tỷ trọng 41,0%, túi xách chiếm 44,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam. \
Tiếp theo là EU chiếm thị phần 22,9% về giày dép và 22,1% về túi xách. Các thị trường khác là Trung Quốc (9,3% và 4,3%); Nhật Bản (4,7% và 8,6%) và Hàn Quốc (2,9 và 3,7%).
Các khối thị trường CPTPP, EVFTA, UKVFTA vẫn tăng trưởng lần lượt 8,7%, 4,6%, 5,2%. Khu vực ASEAN và EAEU giảm -7,1% và -5,3%.
Nguyên nhân kéo tụt kim ngạch ngành giày dép và túi xách
Theo Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng kim ngạch là do đầu tháng 5/2021 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, nhất tại các tỉnh phía Nam.
Việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến 80% các nhà máy sản xuất tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang,…là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn trong các khu công nghiệp, chiếm 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành, phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”.
Tại miền Trung và miền Bắc, các doanh nghiệp da giày chỉ hoạt động từ 50% – 80% công suất và thiếu lao động, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gẫy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, chi phí xét nghiệm, lo ăn, ở “3 tại chỗ” cho người lao động.
Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao gấp 5-10 lần, xảy ra từ năm 2020 đến nay chưa trở về bình thường, cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Vẫn theo Lefaso, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, gỡ bỏ những quy định cản trở sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Song, do các quy định còn chặt chẽ về điều kiện được thụ hưởng và thủ tục hành chính phiền phức, đã khiến doanh nghiệp khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ này.
Từ cuối tháng 9/2021, tình hình dịch bệnh tuy có cải thiện, nhưng việc phục hồi sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” trên tinh thần sống chung với dịch bệnh, sẽ phải mất nhiều tháng mới có thể trở lại mức trước khi xảy ra dịch bệnh. Nhiều lao động bỏ về quê, khó khăn trong việc đi lại giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội khiến các doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần thu hút lao động trở lại làm việc, trên cơ sở tuân thủ các quy định về an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép tiếp tục giảm mạnh trong các tháng cuối năm 2021 do tác động của đại dịch COVID-19 đối với sản xuất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận