Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận vốn
Để giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xếp hạng tín nhiệm được coi là công cụ giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch, từ đó tăng khả năng huy động vốn trung và dài hạn. Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp doanh nghiệp thay đổi vị thế trên thị trường xuất nhập khẩu.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận vốn, ngày 29/3, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) triển khai chương trình tập huấn "Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa - tăng cường khả năng tiếp cận vốn".
Chia sẻ thông tin tại sự kiện, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup cho biết: Thông tin đáng mừng là một số ngân hàng đã bắt đầu xem xét không dùng tài sản đảm bảo, thế chấp khi cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà dùng tín chấp. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề về xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng.
Tiếp cận vấn đề từ mục tiêu xuất nhập khẩu, ông Thuân chia sẻ, lợi ích của xếp hạng tín nhiệm là bán được hàng, xuất khẩu hàng hoá. Theo đó, nếu điểm tín nhiệm cao, doanh nghiệp sẽ có lợi về bảo hiểm thông quan, tài trợ vốn thương mại, nâng vị thế của DN trong đàm phán.
Về xếp hạng tín nhiệm, Chủ tịch HĐQT FiinGroup cho biết, cần làm rõ 2 khái niệm xếp hạng tín nhiệm và chấm điểm tín nhiệm.
Trong đó, quy định về xếp hạng tín nhiệm áp dụng theo khuôn khổ Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2020, Nghị định 88 của Chính phủ. Theo đó, từ 1/1/2024, tất cả DN muốn phát hành trái phiếu đại chúng hay riêng lẻ với quy mô lên đến 500 tỷ đồng và tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu đều phải xếp hạng tín nhiệm. Còn chấm điểm tín nhiệm thì CIC của NHNN, các NHTM và cả các công ty độc lập đều làm được.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận