“Xem bói đường công danh” cho Vnindex và những sai lầm của nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn này
Thị trường rung lắc với tình trạng chốt lời vẫn đang tiếp diễn các phiên trước, dòng tiền khối ngoại vẫn tiếp tục rút ra, lực mua của cả nhà đầu tư nước ngoài, tự doanh và nhà đầu tư cá nhân đều yếu.
“Xem bói đường công danh” cho Vnindex
Các yếu tố không thuận lợi:
1. Các yếu tố vĩ mô đang chứng kiến các yếu tố thiếu tích cực: giá dầu , giá than, giá lương thực đều tăng mạnh. ECB tăng lãi suất lên 25 điểm, kinh tế một số nước lớn ở EU bước vào suy thoái, kinh tế Trung Quốc giảm phát…
2. Tỷ giá USD 15/9: Đồng loạt tăng mạnh trong nước. USD giao dịch tăng cao hơn sau thông tin người tiêu dùng tại Mỹ tăng chi tiêu so với tháng trước. Trong nước, tỷ giá trung tâm tăng mạnh, giá mua bán USD tại các ngân hàng và trên thị trường tự do cũng đồng loạt lên cao tới hơn 100 đồng.
Các yếu tố thuận lợi:
1. Chính phủ đang điều hành quyết liệt hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận vốn bên cạnh giải ngân vốn đầu tư công mạnh vào những tháng cuối năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hưởng lợi từ chính sách điều hành của chính phủ, đang lỗ lực cải thiện đển nâng hạng, thử nghiệm KRX, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm…
2. Các tín hiệu tích cực về phục hồi xuất khẩu, phục hồi sản xuất đã được thể hiện rõ trong các báo cáo của Tổng Cục thống kê thời gian qua.
3. FDI có xu hướng gia tăng khi chiến lược Trung Quốc + 1 đang được Mỹ và các cường quốc xúc tiến mạnh và thị trường Việt Nam là một trong những nơi được hưởng lợi nhiều từ xu hướng này bên cạnh quan hệ Việt Mỹ nâng lên mức cao nhất là động lực thúc đẩy mạnh của thị trường trong trung và dài hạn.
Căn cứ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng, kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích vận động dòng tiền lớn trên thị trường chứng khoán, chúng ta cùng nhau dự đoán các kịch bản có thể xảy ra cho thị trường. Bằng cách nói vui chúng tôi gọi là “xem bói đường công danh cho vnindex” Chúng tôi xin đưa ra 3 đường với các mức xác suất có thể xảy ra như sau:
Đường 1 (xác suất 5%): Thị trường tiếp tục phân hóa, hồi về vùng 1260 điểm sau đó điều chỉnh để đi lên bằng cách có thêm dòng tiền mới vào một số cổ phiếu có giá trị tốt. Sau đó thị trường điều chỉnh và đi lên vùng 1300 điểm. Kịch bản này khó xảy ra do thực tế vận động thị trường không theo kịch bản này và thị trường sẽ lên vùng 1300 điểm chậm.
Đường 2 (xác suất 30% ) Thị trường tích lũy đi ngang tại vùng này một thời gian để hấp thụ lượng cung bán ra. Khi lực cung suy giảm, lực cầu vào thị trường sẽ đi lên vùng 1300 điểm
Đường 3 (xác suất 65%) Thị trường tiếp tục điều chỉnh về vùng xung quanh vùng 1180 điểm do lực bán chốt lời vẫn tiếp diễn. Thị trường lúc đó sẽ có định giá và chiết khấu đủ hấp dẫn cho dòng tiền vào và thị trường tiếp tục đi lên vùng 1300 điểm nhanh hơn 2 kịch bản trên.
Xin mời các nhà đầu tư cho quan điểm góc nhìn của mình hay nói vui là “xem bói” 3 đường trên hoặc đưa ra các đường khác(vui lòng để ý kiến của mình trong phần bình luận)
Việc chúng ta dự đoán được đường đi của thị trường là việc rất khó và không ai biết trước điều gì chính xác sẽ xảy ra nhưng quan trọng hơn là chúng ta tham khảo để dự liệu những hành động khi thị trường đi theo một trong các đường đó hoặc đường khác.
Nếu thị trường đi theo đường 1 là thị trường hồi lên có thể một số người sẽ thoát được vị thế không tốt hiện tại nhưng thị trường sẽ lên chậm. Nếu thị trường đi theo đường 2 là kịch bản mà nhiều người mong muốn nhất để ổn định lại tâm lý thị trường. Nếu đi theo đường 3 thì lượng nhà đầu tư cá nhân vào các vị thế không tốt bị thua lỗ là khá lớn nhưng lại là cơ hội rất lớn cho dòng tiền lớn vào thị trường cũng như cho nhà đầu tư khác. Đó là sự khắc nghiệt của thị trường nhưng cũng là sự vận động tự nhiên theo cung cầu theo dòng tiền của thị trường.
Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của thị trường. Thông thường, những nhà đầu tư cá nhân ít trải nghiệm và không thành công trên thị trường sẽ thường hay có các sai lầm như sau:
1. Không quan sát phân tích được thị trường để nhận định đường đi của thị trường, duy ý chí áp đặt cho thị trường phải đi theo đường nào để hy vọng có lợi cho mình mà quên đi rằng nhận định của mình phải theo thị trường.
2. Tín hiệu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ đã vội đưa ra quyết định vì giai đoạn nhạy cảm này quyết định rất dễ bị sai.
3. Giai đoạn này tâm lý đám đông rất mạnh và rất nhanh. Nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng của đám đông và không tuân thủ nguyên tắc quản trị danh mục của bản thân (những cổ phiếu mà có giá trị có tiềm năng đầu tư nếu đã tin tưởng thì đặt niềm tin và có thể phải chấp nhận cổ phiếu điều chỉnh, những cổ phiếu xác định là đầu cơ thì phải theo dõi sát giai đoạn này và tuân thủ nguyên tắc chốt lời, cắt lỗ của bản thân mình)
4. Không nghe, tham khảo và biết chọn lọc những nhận định của các chuyên gia uy tín, không biết phân tích các tin tức tin cậy, hay nghe và tin theo những thông tin vu vơ trên các hội nhóm thiếu căn cứ.
5. Giai đoạn nhạy cảm nhưng chỉ xem một vài biểu đồ, một vài chỉ báo, một vài cây nến để tự ảo tưởng về khả năng phân tích kỹ thuật và nhận định của mình dẫn đến sai lầm.
6. Ở Việt Nam rất ít nơi đào tạo có chất lượng về đầu tư chứng khoán, nhưng lại có quá nhiều những khóa học kém chất lượng được quảng cáo trên mạng nhưng lại ảo tưởng về kiến thức của các khóa học đó. Quan điểm không cần học tốn tiền mất thời gian, chỉ cần đi xin “3 chữ cái” của người khác phím cho là sẽ có thành công sẽ phải trả giá nhất là trả giá ở giai đoạn nhạy cảm này
7. Giai đoạn biến động mạnh hay có tâm lý “liều ăn nhiều”, hay thích bắt đáy dù chưa có kinh nghiệm hoặc thích trung bình giá xuống dẫn đến lỗ chồng lỗ.
8. Khi có thành quả lại quá hưng phấn, ảo tưởng về bản thân dẫn đến chơi tất tay “All in” hoặc Full Margin. Nhưng khi có thất bại do chính sai lầm của chúng ta thì lại đổ lỗi cho môi giới, đổ lỗi cho “lái”, cho nhà tạo lập và nguyền rủa họ mà không hiểu thị trường nào cũng có tạo lập, không hiểu họ là 1 thành phần quan trọng của thị trường và không hiểu cách vận động của thị trường và cổ phiếu dẫn đấn vào các vị thế không tốt của cổ phiếu.
9. Quá ham sự vận động nhanh của các cổ phiếu Penny, cổ phiếu đầu cơ và coi thường sự vận động chậm của các cổ phiếu trụ và cổ phiếu có cơ bản tốt mà quên đi cần có danh mục đầu tư hợp lý.
10. Giai đoạn này có quá nhiều thông tin, xem bảng điện và biểu đồ cả buổi, theo dõi quá nhiều hội nhóm, mất đi sự tỉnh táo của bản thân, không quản trị được lòng tham và sợ hãi dẫn đến quyết định sai lầm.
11. Nhà đầu tư thông thường sẽ có xu hướng lựa chọn cổ phiếu dựa trên những thông tin đã được định hướng cho họ. Họ bị chi phối bởi các dấu ấn về mức giá, ví dụ mức giá mục tiêu hoặc các mức giá mà họ bỏ lỡ. Họ cũng thường đọc những tin có lợi cho mình, tìm cách bác bỏ những thông tin khác không có lợi. Họ thường mua bán theo đám đông.
12. Khi họ đã giữ cổ phiếu, họ thường có xu hướng đề cao cổ phiếu mà mình nắm giữ, coi nhẹ các cổ phiếu khác khi tình thế thị trường đã thay đổi. Họ cũng sẽ quên các bài học trước đó rất nhanh và luôn cho rằng lần này sẽ khác. Khi giá cổ phiếu lên, họ thường tin rằng họ đã nghĩ như vậy và có khả năng dự báo, dẫn tới giảm nhẹ cân nhắc các thông tin mới xuất hiện, kể cả tin xấu, mặc dù trước khi mua họ thực ra không dám chắc về việc giá lên như vậy.
13. Một số nhà đầu tư thường có xu hướng vội vàng bán khi giá mới tăng và thị trường điều chỉnh nhẹ trong khi nguyên tắc mua và giữ cổ phiếu vẫn đúng. Điều này dẫn tới việc rất ít người thực sự “ăn trọn một con sóng” theo cách nói dân dã.
14. Một số nhà đầu tư khác vì bảo thủ với thông tin mới, bị lỡ cơ hội bán lại thường có xu hướng giữ cổ phiếu xuống giá vì cảm giác đau khi lỗ và bị tiếc nuối do neo giữ tâm trí vào mức giá quá khứ bị bỏ lỡ. Khi trong tình huống như vậy, họ lại dễ bị chi phối bởi tâm lý đám đông và sợ hãi, dẫn tới tình trạng mãi thì không bán, đúng hôm giảm mạnh nhất thì lại bán. Nhưng thường hôm giảm mạnh nhất lại là chuẩn bị tăng trở lại.
15. Khi vừa bán một khoản lỗ xong thì nhà đầu tư thường có tâm lý muốn gỡ nhanh, hoặc khi vừa bán sớm quá, để tránh hối tiếc, họ sẽ lại nhảy vào. Vì họ sợ tiếc nuối một lần nữa, họ sẽ nhanh chóng lựa chọn các cổ phiếu mà chưa cân nhắc thấu đáo tín hiệu thực tế từ thị trường.
Trong đầu tư chứng khoán, chúng ta hiểu thị trường nghĩ quan trọng hơn điều chúng ta nghĩ. Nếu bạn hành động hợp lý theo lý trí của riêng cá nhân trong một thị trường phi lý trí như thị trường chứng khoán thì không phải lúc nào cũng phù hợp. Trong giai đoạn nhạy cảm, quyết định không giao dịch gì cũng là một quyết định đầu tư. Nhiều khi chỉ cần quản trị rủi ro tốt, giảm số lần ra quyết định thì tài khoản của bạn sẽ có lợi nhuận tốt hơn là việc cố gắng giao dịch thật nhiều lần.
Xin chúc các nhà đầu tư cá nhân giữ được sự tỉnh táo, hạn chế được những sai lầm và thành công trong giai đoạn quan trọng này của thị trường để chuẩn bị cho sóng uptrend của thị trường giai đoạn sau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận