World Bank: Việt Nam cần 14 tỷ USD mỗi năm cho quá trình chuyển đổi năng lượng
Đây là ước tính của Ngân hàng Thế giới về một khoảng tiền mà Việt Nam cần phải chi ra hàng năm để phục vụ cho quá trình chuyển đổi năng lượng thành công...
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 của của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam VEPG diễn ra ngày 24/1/2022 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, dù trải qua một năm khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra song những con số về phát triển năng lượng tái tạo thực sự rất gây ấn tượng.
Tính đến hết năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống (76.620 MW); sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã đạt 31,508 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Trong giai đoạn tiếp theo, mục tiêu đặt ra cho Việt Nam là hướng tới chuyển dịch năng lượng bền vững. Tại Hội nghị COP 26 gần đây, Việt Nam đã tuyên bố sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Đánh giá cao những cam kết của Việt Nam trong mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và dừng sản xuất nhiệt điệt than trong giai đoạn 2030 - 2040, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, cam kết này đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho ngành năng lượng.
Cũng theo World Bank, để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi xanh sau đại dịch, ngành năng lượng sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong hành trình vượt qua khó khăn và hỗ trợ tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, khó khăn, thử thách lần này sẽ còn phức tạp hơn trước. Một mặt, Việt Nam cần tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng nhanh chóng để phục vụ cho nhu cầu phát triển, công suất toàn hệ thống cần tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Bên cạnh đó, cũng cần quản lý tốt hơn tác động của biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm đáng kể phát thải carbon từ ngành năng lượng, hiện chiếm tới 65% lượng phát thải của Việt Nam.
Để hiện thực hóa tất cả những mục tiêu này, đồng thời huy động đủ nguồn tài chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc về công bằng và khả năng chi trả, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách. Do đó, World Bank đưa ra 5 khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.
Đã đến lúc cần đẩy nhanh tiến độ thiết kế và triển khai cơ chế đấu thầu cạnh tranh. Cơ chế đấu giá được tổ chức bài bản và đồng bộ có thể thúc đẩy ngành năng lượng phát triển vượt bậc, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, một nguồn năng lượng sạch trong nước có tiềm năng mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam.
"Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch sẽ đòi hỏi phương pháp tiếp cận toàn diện cho cả nền kinh tế chứ không chỉ là các giải pháp đơn lẻ. Các lĩnh vực ưu tiên này cũng đã được các nhóm công tác kỹ thuật của VEPG phản ánh trong các khuyến nghị trước đây. Điều quan trọng bây giờ là biến những khuyến nghị này thành các hành động chính sách thực sự hiệu quả", đại diện World Bank nhấn mạnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận