menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy Hạnh

Vũ khí hóa nguồn khí đốt "đấu" đòn trừng phạt, Tổng thống Putin đang "chơi trên cơ" phương Tây

Nga đang có lợi thế rõ ràng trong cuộc 'đọ găng' với châu Âu (EU), bởi việc ngắt dòng khí đốt sẽ tạo ra những làn sóng có khả năng gây chấn động.

Với quyết định được coi là "vũ khí hóa nguồn năng lượng một cách công khai", Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên ra đòn cắt nguồn cung cấp khí đốt, bằng cách yêu cầu các quốc gia châu Âu "không thân thiện" thanh toán bằng đồng Ruble, trong khi các hợp đồng hiện có quy định việc thanh toán được thực hiện bằng đồng Euro.

Bằng cú sốc bất ngờ này, Moscow muốn đáp trả lệnh trừng phạt từ phương Tây - loại bỏ Ngân hàng Trung ương của họ khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, từ chối Nga tiếp cận một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối ở nước ngoài.

"Vũ khí nguy hiểm" của Moscow

"Vũ khí nguy hiểm" của Moscow đã chia rẽ châu Âu, nơi mà tính đến thời điểm đó, dường như đã đoàn kết chống lại chiến dịch quân sự do Nga tiến hành tại Ukraine và đồng lòng áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm hạn chế nguồn tài chính mà Tổng thống Putin có thể sử dụng để chi cho quân sự.

Tuy nhiên, trong khi Hungary và một số công ty của Đức vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga đã đồng ý yêu cầu thanh toán bằng đồng Ruble. Thì các quốc gia như Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan và Đan Mạch, dù cũng phụ thuộc phần lớn vào khí đốt của Nga, đã từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Moscow. Và kết quả là, nguồn cung cấp khí đốt của họ đã bị cắt.

Những phản ứng hoàn toàn trái ngược này đã phản ánh các hố sâu bên trong và tính dễ bị tổn thương của Liên minh châu Âu với tư cách là một khối đồng thuận. Cuộc xung đột chưa thấy dấu hiệu kết thúc, nó càng kéo dài, thì dường như "vết rạn" giữa các thành viên EU càng sâu hơn.

Điều đó cho thấy, sự tuyệt vọng đa dạng hóa từ Nga cũng có thể nhận thấy và những nỗ lực có thể nhìn thấy được. Câu hỏi đặt ra là: chúng đã đủ chưa?

Ngay cả sau nhiều đợt trừng phạt chống lại Nga, châu Âu vẫn tiếp tục kỳ vọng vào các đòn trừng phạt, bằng cách tăng thêm các hạn chế mới đối với kinh tế Nga. Trong khi, có rất nhiều thông tin lộn xộn về cách châu Âu giải quyết sự phụ thuộc của mình vào khí đốt và dầu của Nga - một yếu tố đặt ra là châu Âu cần phải loại bỏ được sự lộn xộn này.

Trong khi đó, Nga đã kiếm được gần 100 tỷ USD doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch trong vòng 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự. Dầu thô, được vận chuyển bằng tàu chở dầu, chiếm 48 tỷ USD (khoảng 50%) tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, trong khi khí đốt đường ống chiếm 25,8%.

Trong khi đó, EU chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga (60 tỷ USD), 41% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga. Một số nước EU hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt Nga.

Các lệnh trừng phạt cũng tác động không đồng đều đến các quốc gia châu Âu khác nhau. Thật bất ngờ, các lệnh trừng phạt đã làm cho Italy phụ thuộc nhiều hơn vào dầu thô của Nga. Chẳng hạn, một nhà máy lọc dầu ở Sicily thuộc sở hữu của một công ty Nga. Do lệnh trừng phạt mà nhà máy lọc dầu này chỉ có thể mua dầu của Nga. Các ngân hàng không thể cung cấp tín dụng cho bất kỳ nguồn nào khác.

Pháp là một trong 10 nước mua nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga đã sớm chuyển đổi sang khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), thay vì khí đốt đường ống. Nằm cách xa Nga và có đủ bờ biển, Pháp đã nhanh chóng đầu tư vào các cơ sở tái khí hóa xung quanh bờ biển của mình và ít phụ thuộc vào các đường ống dẫn trực tiếp từ Nga. Tuy nhiên, điều này không đúng với các quốc gia không giáp biển khác ở châu Âu.

Nga đang thành công hơn EU?

Moscow tiếp tục "ra giá" với châu Âu, bằng cách đe dọa cắt dòng dầu khí còn lại. Gần đây, Nga đã tiến gần đến việc cắt dòng khí đốt Nord Stream-1 xuống còn 20% công suất. Trước sự phụ thuộc đến bất lực của châu Âu vào khí đốt của Nga, Canada đã phải lách các lệnh trừng phạt của chính mình và trả tuabin theo yêu cầu của Gazprom, để có thể nối lại dòng dầu khí dòng Nord Stream-1 đúng thời hạn, không chậm trễ.

Thực tế, châu Âu đã để mình phụ thuộc một cách công khai và rõ ràng vào khí đốt của Nga vì hai lý do. Thứ nhất, lấy khí tự nhiên trực tiếp thông qua mạng lưới đường ống hiện có - giá rẻ nhất. Thứ hai, họ nghĩ rằng, Tổng thống Putin sẽ không đủ khả năng sử dụng "vũ khí kinh tế" khi nền kinh tế của họ đang phụ thuộc lẫn nhau và cùng phát triển mạnh.

Châu Âu đã sai lầm khi dự đoán các hành động của ông Putin, bởi ở thời điểm hiện tại, các lợi ích ràng buộc nhau trong một ma trận, làm khó đối tác cũng là làm khó chính mình, chứ không chỉ đơn giản là một lựa chọn hợp lý thuần túy.

Châu Âu đã muộn khi nhận ra rằng, sự bùng nổ thương mại năng lượng với Nga không đủ để ngăn chặn các cuộc xung đột ở Gruzia (2008), Crimea (2014) hay Ukraine (2022). "Suy nghĩ viển vông" là lỗi cơ bản đầu tiên của châu Âu. Và thứ hai, họ đã không đa dạng hóa đủ nguồn nhập khẩu năng lượng của mình.

Trong khi đó, Nga đã đảm bảo chắc chắn sự phụ thuộc của châu Âu vào chính mình, đồng thời đa dạng hóa thành công rổ hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt có mức chiết khấu hấp dẫn đối với dầu thô. Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho phần lớn lượng nhiên liệu hóa thạch xuất khẩu của Nga. Trong khi Ấn Độ mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga.

Nga cũng đang phát triển thêm các tuyến kinh tế mới như Hành lang giao thông quốc tế Bắc-Nam (INSTC) vào đúng thời điểm các lệnh trừng phạt đang hạn chế tối đa khả năng tiếp cận quá cảnh của nước này qua hầu hết các nước châu Âu.

INSTC là tuyến giao thông liên hợp cả đường sắt, đường thủy có chiều dài 7.200 km nối từ Ấn Độ qua Iran đến Nga, vào châu Âu. Hành lang kinh tế này đủ khả năng thay thế tuyến đường hàng hải trước đây từ St.Petersburg mất nhiều thời gian hơn và chi phí còn thấp hơn tới 30%. Đây chắc chắn là một tin tốt với Ấn Độ, nhưng khó có thể vui mừng đối với châu Âu.

Ngay cả với những khách hàng lớn như Trung Quốc và bây giờ là Ấn Độ, Nga vẫn sẽ khó chuyển hướng tất cả xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch khỏi châu Âu. Hơn nữa, khi mùa Đông bắt đầu, tác động của các lệnh trừng phạt sẽ ngày càng rõ rệt hơn đối với nền kinh tế Nga cũng như toàn cầu.

Chỉ riêng Đức và Italy đã tạo ra gần 22% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, thì không quốc gia nào có đủ cơ sở hạ tầng để thoát khỏi ràng buộc này để chuyển sang loại nhiên liệu khác (chẳng hạn khí hóa lỏng - LNG) như Pháp.

Do đó, tất cả đều khó có thể thay đổi, việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng khỏi Nga trong một thời gian ngắn khó hơn rất nhiều đối với châu Âu và đặc biệt là với các nền kinh tế lớn. Việc xây dựng các đường ống dẫn mới có thể giúp khai thông các nguồn khí đốt mới, nhưng đó là vấn đề không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Hoặc châu Âu cũng có thể thiết lập các thiết bị đầu cuối đón nhận dòng LNG, nhưng viiệc tạo dựng một cơ sở hạ tầng khác càng không đơn giản.

Đức gần đây đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD với một công ty của Na Uy, với tham vọng giúp giảm 25% sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Berlin cũng đã ký kết các thỏa thuận tương tự về nguồn LNG với Hy Lạp, Đan Mạch, cũng như khơi thông dòng chảy từ Qatar và Mỹ trong một vài năm tới. Tuy nhiên, chi phí gia tăng mạnh là một yếu tố đáng phải cân nhắc, khi nước này vẫn còn 12 tỷ USD mắc kẹt trong dự án Nord Stream-2 và lạm phát toàn cầu tăng vọt.

Trong khi, với Italy, để giảm phụ thuộc 30 tỷ m3 khí đốt vào Nga, nguồn cung từ Algeria sẽ được tăng cường, nhưng vẫn khó có thể đủ để giảm sự phụ thuộc vào Moscow. Italy cũng đã ký một thỏa thuận với Na Uy để cung cấp các thiết bị đầu cuối LNG nổi và các đơn vị tái khí hóa.

Tuy nhiên, việc mỗi nước thành lập một cơ sở LNG sẽ không giải quyết được các vấn đề của châu Âu. Một số quốc gia Trung và Đông Âu không giáp biển. Những gì châu Âu cần làm là nhanh chóng xây dựng một số cơ sở LNG xung quanh bờ biển và liên kết các cơ sở đó trực tiếp với mạng lưới đường ống đã được thiết lập để chuyển dòng khí đến tất cả các quốc gia cần nó. Đây là một cuộc chạy đua với thời gian và "tỷ lệ cược" không có lợi cho châu Âu.

Mục tiêu làm đầy 90% kho dự trữ là thách thức mới của EU. Đối mặt với những vấn đề kỹ thuật không thể giảm thiểu trong một sớm một chiều, Ủy ban châu Âu đã hạ thấp mục tiêu xuống ít nhất 80% trước mùa Đông, rồi tăng lên 90% sau đó. Tuy nhiên, đến tháng 7 này, dung lượng lưu trữ chỉ đạt 60%.

Cuối cùng, để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, các đại gia kinh tế như Đức đang quay trở lại đốt than, bất chấp các cam kết giảm lượng khí thải carbon và các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Đây là một mâu thuẫn đối với Greens (một đối tác liên minh trong nội các của Thủ tướng Đức Olaf Scholz), những người đã cam kết thực hiện chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Khí đốt là gót chân Achilles của châu Âu. Sự tuyệt vọng lan tràn và nỗ lực đa dạng hóa của các bên cũng vậy. Nga cũng cần doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho châu Âu để tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine và hỗ trợ nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt do các lệnh trừng phạt.

Hiện tại, cả hai bên dường như đều hiểu các lỗ hổng của bên kia và đang cố gắng đa dạng hóa nhanh nhất có thể. Nhưng Tổng thống Putin thực sự có lợi thế hơn so với châu Âu bởi vì việc cắt nguồn khí đốt có khả năng gây nên sóng địa chấn trên khắp các ngành công nghiệp của châu Âu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đang đe dọa xảy ra trên toàn thế giới.

(theo The Print)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
2 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại