menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Mỹ Hà

VNDirect: Kỳ vọng tín dụng tăng ít nhất 14% năm nay

Đến quý I, tín dụng tăng 6% từ đầu năm, và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, lên 11,1 triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo của VNDirect, tín dụng tăng nhanh trong quý I. Đến 31/5, tín dụng hệ thống tăng 8%, trong khi 5 tháng đầu năm 2021 tăng 5%. Điều này cho thấy nhu cầu tín dụng tăng mạnh nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh quay trở lại sau đại dịch.

Cuối quý I, tín dụng tăng 6% từ đầu năm, và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, lên 11,1 triệu tỷ đồng, trong khi quý I/2021 tín dụng tăng 2,95% so với 2020. Tín dụng tăng nhờ vào tăng trưởng từ các ngành nghề sản xuất - kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, VNDirect cho biết. Ba ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTM Nhà nước) niêm yết là BIDV, Vietcombank, VietinBank, chiếm 33,5% thị phần cho vay cả nước, ghi nhận tín dụng tăng 6,7% từ đầu năm, cao hơn mức của toàn hệ thống. Tổng dư nợ cho vay của 15 ngân hàng niêm yết, chiếm 62% tín dụng hệ thống, tăng 6,7% tính đến cuối quý I.

VNDirect: Kỳ vọng tín dụng tăng ít nhất 14% năm nay

Tăng trưởng cung tiền (M2) cải thiện 3,45% từ đầu năm, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi của dân cư tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 3,3%. VNDirect cho rằng khách hàng cá nhân vẫn đang tìm kiếm các công cụ đầu tư có lợi suất cao hơn như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vẫn ở mức thấp.

Tổng tiền gửi của khách hàng tại ba NHTM Nhà nước, chiếm 30% tổng M2, tăng 4,2% từ đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng chung. Tổng tiền gửi của 15 ngân hàng niêm yết, chiếm 56% tổng M2, tăng 4,2% so với đầu năm ở cuối quý I (cao hơn so với mức 1,6% từ đầu năm ở cuối quý I/2021). VNDirect nhận thấy chênh lệch tăng trưởng huy động-tín dụng đang nới rộng sẽ phần nào đè nặng lên các ngân hàng có thanh khoản thấp.

VNDirect kỳ vọng tăng trưởng tín dụng hệ thống sẽ tiếp tục tăng và đạt ít nhất là 14% trong năm 2022, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh, lãi suất cho vay thấp để kích thích nhu cầu vay vốn của người mua nhà và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn.

Theo quan điểm của VNDirect, việc Việt Nam đã bình thường hóa từ tháng 10/2021 cùng với các gói hỗ trợ hiện hành của Chính phủ và lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hồi phục và nhận các khoản vay mới để hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy vậy, mục tiêu của NHNN là ổn định vĩ mô, kiểm soát, không để xảy ra lạm phát và sẽ phải căn cứ vào mức độ tuân thủ của các ngân hàng về độ an toàn vốn để xét cấp hạn mức tín dụng.

VNDirect: Kỳ vọng tín dụng tăng ít nhất 14% năm nay

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên tới 7,3%

Chất lượng tài sản của các ngân hàng đã phần nào bị ảnh hưởng do hậu quả của đại dịch Covid-19, trong đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình quý I tăng trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhẹ so với mức cuối quý IV/2021.

NPL trung bình tăng lên 1,5% vào cuối quý I từ mức 1,39% vào cuối quý IV/2021. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng 0,51% từ cuối năm 2021 lên mức 0,58%. Tổng cho vay của 15 ngân hàng niêm yết tăng 6,7% so với đầu năm trong khi nợ xấu tăng 11,4%. Năm ngân hàng có tỷ lệ NPL thấp nhất gồm Techcombank (0,67%), Vietcombank (0,81%), ACB (0,82%) và MB (0,99%).

Chi phí tín dụng bình quân của 15 ngân hàng niêm yết giảm từ 1,84% cuối năm 2021 về 1,5% trong quý I. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng giảm về 29% trong quý I (cùng kỳ 2021 là 31,4%) nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng và việc quản lý chi phí hiệu quả (CIR thấp). Những ngân hàng ghi nhận dự phòng lớn bao gồm BIDV (62,1%), VietinBank (43,2%), TPBank (31,8%).

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ mức 151,4% vào cuối năm 2021 về 147,2% vào cuối quý I, tuy nhiên vẫn cao hơn mức 108,6% vào cuối năm 2020. Năm ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất gồm Vietcombank (372,6%), BIDV (259,2%), MB (250,1%), ACB (197,7%) và VietinBank (197,3%).

VNDirect cho biết nợ xấu tăng lên trong những tháng tới cũng là điều đáng lưu ý khi Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 6. Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên tới 7,3% nếu tính cả các khoản cho vay tái cơ cấu và nợ xấu bán cho VAMC, tương đương mức nợ xấu giai đoạn 2016-2017.

VNDirect: Kỳ vọng tín dụng tăng ít nhất 14% năm nay

Tuy nhiên, chất lượng tài sản của các ngân hàng đã được cải thiện so với giai đoạn 2016-2017. Các ngân hàng đã trích lập dự phòng để tránh khả năng nợ xấu tăng cao, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã đạt mức cao nhất lịch sử tại hầu hết các ngân hàng vào cuối năm 2021. Mặt khác, các ngân hàng cũng đã thực hiện trích lập tương đối đầy đủ dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu thay vì mức 30% như quy định.

Theo quan điểm của VNDirect, nhờ vào chất lượng tài sản vững chắc và bộ đệm dự phòng mạnh mẽ, các ngân hàng sẽ có thể giảm thiểu được tối đa rủi ro nợ xấu gia tăng trong thời gian sắp tới. Các ngân hàng đang nỗ lực tăng cường hệ số an toàn vốn (CAR), điều này được thể hiện qua sự cải thiện CAR trong quý I. Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong năm 2022, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước nhằm tăng cường hệ số CAR, tiến tới lộ trình áp dụng Base III.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả