menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tâm Hợp Phát Pro

VINAMILK - Quá khứ, hiện tại và tương lai - Phần 1

Vinamilk không chỉ là thương hiệu sữa thân thuộc với toàn thể người dân Việt Nam, mà riêng đối với giới đầu tư, Vinamilk (VNM) còn là một trong những cổ phiếu hoàng kim, mang lại lợi suất đáng mơ ước với ROE trung bình 35%/ năm trong suốt 10 năm liên tiếp từ 2007 đến 2017. Đó là chưa kể đến việc giá cổ phiếu VNM luôn tăng đều qua các năm.

Nếu như bạn mua cổ phiếu VNM tại mức giá 7.000đ (thị giá hiện tại sau chia cổ tức) vào đầu năm 2007 thì khoản đầu tư của bạn đã tăng gần 1800% sau 10 năm tính tại mức giá đóng cửa 124.000đ vào cuối năm 2017. Một con số khổng lồ mà chúng ta đều mong muốn.

Quá khứ huy hoàng là thế, tuy nhiên trong 4 năm trở lại đây, VNM đã không còn được giới nhà đầu tư săn đón nồng nhiệt, bên cạnh đó là việc giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng bị sụt giảm đáng kể từ mức giá cao nhất 128.000đ đầu năm 2018 xuống 84.000đ cuối năm 2021, tương đương với mức sụt giảm 52%, cá biệt trong năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, có giai đoạn cổ phiếu này rơi xuống mốc 64.000đ đồng nghĩa với việc sụt giảm 74% giá trị từ đỉnh.

Vậy thì điều gì đã xảy ra với VNM, tương lai VNM sẽ ra sao, liệu VNM có lấy lại được quá khứ huy hoàng đã mất? Chúng ta sẽ cùng nhau đề cập dưới đây:

1. Điều gì đã xảy ra với VNM????

Về khía cạnh thị trường nội địa, VNM đã rơi vào trạng thái bão hòa, cụ thể tốc độ tăng trưởng doanh thu của VNM rơi từ hai con số (trung bình 25%/năm) giai đoạn 2007 – 2017 xuống còn một con số (trung bình 6%/năm) giai đoạn 2018-2020.

Gần đây, VNM đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 61.012 tỷ đồng, tăng trưởng vỏn vẹn 2% so với năm 2020. Từ đó chúng ta có thể thấy, nếu VNM không có sự thay đổi đột phá thì khả năng tăng trưởng tiếp trong tương lai là khá khó khăn.

Ngoài ra, ngày 30/06/2019 Việt Nam và EU đã ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định này chính thức có hiệu lực từ 01/08/2020, tạo cơ hội phá bỏ hàng rào thuế quan cho các sản phẩm sữa có xuất xứ EU từ 15% về 0% theo lộ trình 3 năm.

Sữa EU vốn là các sản phẩm chất lượng cao với các thương hiệu nổi tiếng như Nestle, Lactalis,… sau khi được gỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ dễ dàng tham gia thị trường Việt Nam với mức giá cả phải chăng hơn và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thị trường nội địa.

Chưa kể đến các yếu tố có tác động cộng gộp khác như dịch bệnh hay thu nhập bình quân đầu người,… chỉ với hai lý do trên, chúng ta đều có thể thấy được tăng trưởng của VNM hiện nay đang gặp phải áp lực kép đến cả từ bên trong và bên ngoài khi doanh thu nội địa không chỉ bão hòa mà còn có nguy cơ sụt giảm.

2. VNM – chủ động trước khó khăn.

Quay ngược dòng thời gian trở về thời điểm Việt Nam bắt đầu tham gia vòng đàm phán về EVFTA vào tháng 10/2010 tại hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 8 và kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Suốt quãng thời gian này, không chỉ chính phủ mà rất nhiều doanh nghiệp đều theo dõi chặt chẽ, đánh giá tác động của hiệp định quốc tế này đối với kinh tế và VNM cũng không ngoại lệ.

Thay vì ngồi chờ đợi kết quả đàm phán, chính ban lãnh đạo của VNM đã thực hiện đo lường rủi ro và có quyết định táo bạo, chủ động đưa công ty thành một doanh nghiệp toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ qua việc thay đổi slogan của VNM từ “Vươn cao Việt Nam” trong báo cáo thường niên năm 2012 thành “Vươn tầm Thế Giới” năm 2013.

Không chỉ thế, bản thân VNM cũng có những hành động cụ thể.

- Đối với thị trường nước ngoài, thời điểm công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2013, VNM đã công bố nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để mua lại 70% cổ phần của công ty Driftwood Dairy tại bang California, Hoa Kỳ.

Giai đoạn 2014-2017, giai đoạn của những hành động mạnh mẽ, VNM tiếp tục bơm vốn, chính thức nắm giữ 100% cổ phần Driftwood, góp vốn thành lập công ty Angkor Milk tại Campuchia và nâng sở hữu vốn lên 100% năm 2017, tiếp tục góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostkaz tại Ba Lan đất nước thành viên trong liên mình châu Âu EU – đây được coi là phát súng ngược, cạnh tranh với đói thủ trên chính sân nhà của họ. Ngoài ra VNM còn thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan.

Giai đoạn 2018-2020, nối tiếp những bước đi trước đó, VNM thực hiện đầu tư năm giữ 51% cổ phần công ty TNHH Lao-Jargo nhằm mở rộng thị trường sang Lào, tăng gấp dôi vốn vào Driffwood dấn sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ.

- Đối với thị trường trong nước, VNM thực hiện một loạt chiến lược M&A với các công ty cùng ngành, điển hình có thể kể đến một số thương vụ nổi bật: Mua lại công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa năm 2013, đầu tư 65% Công ty Cổ phần Đường Việt Nam năm 2017, mua 75% cổ phần GTNfoods năm 2019 qua đó điều hành CTCP sữa Mộc Châu, năm 2020 VNM bắt tay cùng Kido thành lập liên doanh Vibev với 51% vốn góp.

- Đối với nội bộ doanh nghiệp: VNM thực hiện quy hoạch lại quy mô, cơ cấu hoạt động của mình với 4 mảng chính

Mảng chăn nuôi bò sữa và sản xuất nguyên vật liệu với 13 trang trại nuôi bò giống nhập khẩu từ Mỹ, Úc, NewZealand áp dụng công nghệ 4.0 nuôi bò tiên tiến bậc nhất châu Âu, theo dõi sức khỏe bò sữa bằng chip điện tử, thiết kế khẩu phần ăn, có robot cho ăn tự động, cho bò nghe nhạc, matxa, bên cạnh đó là hàng nghìn hecta trồng cỏ giống Mombasa, Ruzi, yến mạch, bắp tươi với phân bón tự nhiên. Ngoài ra VNM còn có 1 trung tâm sữa tươi nguyên liệu, 83 trạm trung chuyển sữa nguyên liệu và 1 nhà máy sản xuất cung ứng.

Mảng sản xuất với 13 nhà máy hiện đại từ Bắc vào Nam, trong đó có một siêu nhà máy Mega là 1 trong 3 siêu nhà máy sữa trên toàn thế giới được trang bị dây chuyền TetraPak, quy trình tự động hóa khép kín, hệ thống bồn chứa lạnh khổng lồ và kho thông minh. VNM còn có 1 nhà máy tại Mỹ và 1 nhà máy tại Campuchia.

Mảng phân phối với 3 chi nhánh bán hàng, 2 xí nghiệp kho vận

Mảng kinh doanh với 2000 nhà phân phối, 240.000 điểm bán lẻ, 465 cửa hàng, 2400 điểm bán lẻ, 8 đối tác thương mại điện tử, một trang e-shop và một ứng dụng mua hàng.

Vậy những hoạt động trên mang lại tác động như thế nào tới VNM và con đường tương lai của VNM sẽ như thế nào? Mời các bạn đón đọc tại VINAMILK – QUÁ KHỨ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI – Phần 2.

----------------------TÂM HỢP PHÁT VNDIRECT----------------------

VINAMILK - Quá khứ, hiện tại và tương lai - Phần 1
VINAMILK - Quá khứ, hiện tại và tương lai - Phần 1
VINAMILK - Quá khứ, hiện tại và tương lai - Phần 1
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Tâm Hợp Phát Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

65.00

+0.30 (+0.46%)

Biểu đồ mã VNM
32 Yêu thích
18 Bình luận 48 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại