menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Vietravel “delay” dự án bay?

Dịch Covid-19 xuất hiện không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) là tổ chức tour du lịch, mà còn khiến dư luận quan ngại về bối cảnh “chật vật” của xuất phát điểm Vietravel Airlines.

Vietravel vừa công bố BCTC hợp nhất quý đầu năm với lỗ ròng hơn 41,5 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận giữ lại tính đến thời điểm 31/3/2020 của Công ty chỉ còn hơn 38 tỷ đồng.

Lợi nhuận “teo tóp”

Theo đó, doanh thu quý 1/2020 của VTR ghi nhận giảm 789,5 tỷ. Trong đó, dịch vụ du lịch lữ hành giảm từ 1.148 tỷ đồng về 608 tỷ đồng; bán vé máy bay giảm mạnh từ 232 tỷ đồng về 155 tỷ đồng. Trong kỳ, nhờ chênh lệch tỷ giá mang về khoản thu tài chính gần 2 tỷ, lãi tiền gửi tăng mạnh lên hơn 16 tỷ. Tuy nhiên, chi phí lãi vay cũng tăng mạnh từ 2,5 tỷ đồng lên hơn 21 tỷ đồng.

Dịch Covid-19 xuất hiện không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính là tổ chức tour du lịch, mà còn khiến kế hoạch bay ban đầu vào quí III/2020 phải thay đổi.

Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản VTR vào khoảng 1.900 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương tiền giảm về 115 tỷ, nắm giữ ngắn hạn hơn 701 tỷ. Nợ phải trả hiện ở mức 1.703 tỷ đồng, vốn chủ 197 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của VTR trong kỳ tiếp tục ghi âm gần 10 tỷ đồng và hoạt động đầu tư cũng âm 8 tỷ đồng, do đó, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 40 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ này của VTR cũng đã giảm hơn 46 tỷ so với cùng kỳ, báo số âm 41,5 tỷ đồng. Đây là con số lỗ quý lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây của doanh nghiệp và là quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong quý IV/2019 trước đó, doanh nghiệp này cũng lỗ 14 tỷ đồng.

Nợ phải trả cuối kỳ giảm 240 tỷ đồng, chủ yếu đến từ phần người mua trả tiền trước. Điều này cho thấy, triển vọng kinh doanh tương đối khó khăn của VTR trong thời gian sắp tới.Nợ vay ngắn hạn cuối kì 227 tỷ đồng và vay dài hạn 714 tỷ đồng.

Theo phân tích từ các chuyên gia tài chính, ngân hàng, việc thua lỗ trong thời gian qua của VTR là do lợi nhuận mỏng, trong khi phải gánh các khoản chi phí cao là yếu tố chủ đạo đưa VTR vào thế khó.

Đơn cử, theo số liệu từ báo cáo hợp nhất năm 2018 (đã soát xét) của VTR cho thấy, dù doanh thu thuần đạt tới 7.238 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lại chỉ đạt 56 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của VTR chưa đến 1%.

Bên cạnh đó, giá vốn bán hàng của VTR cũng rất cao, 6.764 tỷ đồng, chiếm hơn 90% doanh thu thuần. Điều này khiến lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch bị “teo tóp” lại còn 468 tỷ đồng.

Ngoài ra, với hệ thống gồm 9 công ty con chịu sự kiểm soát của công ty mẹ cùng mạng lưới 55 chi nhánh ở trong và ngoài nước từng là sức mạnh của VTR. Nhưng hiện nay lại đang trở thành “cỗ máy xay tiền”, khi chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 373 tỷ đồng, trong đó 1/3 là chi phí nhân viên chiếm gần 80%.

Việc đầu tư vào hệ thống chi nhánh từng là chiến lược tạo đột phá cho VTR. Với mô hình bán lẻ truyền thống khi Internet chưa phát triển, việc sở hữu lượng chi nhánh dày đặc là lợi thế cho các doanh nghiệp và VTR đã tập trung đầu tư, phát huy tối đa lợi thế này.

Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành dịch vụ du lịch chủ động nắm bắt được công nghệ, tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng, cắt giảm chi nhánh để có mức giá cạnh tranh hơn. Chính điều này cũng đã buộc VTR phải thừa nhận, sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ là một trong 3 nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận của VTR.

Tự tin với mô hình charter

Trước tình hình hiện nay, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về bối cảnh “chật vật” của xuất phát điểm Vietravel Airlines, khi dịch Covid-19 đang khiến các “anh cả” trong ngành lao đao, thậm chí đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản.

Theo quyết định ngày 3/4/2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng đồng ý thành lập hãng hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Như vậy đây là hãng hàng không được thành lập giữa mùa dịch, khi ngành du lịch, hàng không đang đứng trước khó khăn, sụt giảm doanh thu vì Covid-19.

Cũng theo quyết định phê duyệt, hãng sẽ khai thác, kinh doanh từ tháng thứ 10 nhận chủ trương đầu tư. Điều này đồng nghĩa, đầu năm 2021 có thể hãng sẽ bay chuyến thương mại đầu tiên.

Đánh giá về dự án Vietravel Airlines, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vietravel khẳng định,Vietravel đã tham gia thị trường này 5 năm, không phải hứng lên thì làm.

Theo VTR, mỗi năm VTR bay 500 chuyến charter, đứng đầu thị trường bay charter hiện nay. Nhưng 1 năm charter bay từ nước ngoài bay về Việt Nam là 51.000 chuyến, thị phần này đang hoàn toàn nằm ở công ty nước ngoài, con số 500 chuyến của Vietravel chỉ “như muối bỏ biển”.

Với các hãng hàng không hiện nay, bay thông dụng là thị trường chính, bay du lịch là thị trường ngách. Nhưng với VTR thì ngược lại, bay du lịch là thị trường chính. Ở đây không có sự đối chọi, việc VTR tham gia thị trường hàng không chỉ là bổ trợ.

Vietravel đang có kế hoạch cho ra mắt hãng hàng không hoạt động theo mô hình charter. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dịch Covid-19 xuất hiện không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính là tổ chức tour du lịch, mà có thể khiến kế hoạch bay đầu năm 2021 của Vietravel Airlines phải thay đổi.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, đại diện doanh nghiệp này cho biết, việc bay sẽ bị lùi lại, ban lãnh đạo công ty hiện chưa có kế hoạch cụ thể việc bay thương mại của Vietravel.

Tuy nhiên, dịch bệnh đang dần được khống chế, giá dầu tiếp tục đà giảm sâu cũng là một tín hiệu có lợi đối với ngành hàng không. Đây sẽ là những trợ lực rất lớn để Vietravel vượt qua khó khăn và cất cánh.

Báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, hồ sơ đề xuất dự án đầu tư của Vietravel Airlines chứng nhận Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) đã chuyển đủ 700 tỷ đồng (100% vốn điều lệ) vào tài khoản của Vietravel Airlines tại ngân hàng từ tháng 9/2019.

Hãng đặt mục tiêu cung cấp khoảng 55% số ghế để đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu của khách du lịch bằng đường hàng không tại công ty mẹ Vietravel. 45% số ghế còn lại cung ứng cho các công ty du lịch và các khách hàng khác trên các chuyến bay thuê chuyến.

Với mạng bay nội địa, Vietravel Airlines chủ trương chọn các cảng hàng không thứ cấp như Chu Lai cho khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Vân Đồn và Hải Phòng cho khu vực Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng; Cần Thơ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm tránh ùn tắc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả