Việt Nam đã thoát khỏi suy thoái chưa?
Tình hình xăng dầu Việt Nam chưa ổn định, Bất Động Sản thì bị đóng băng liên tục, ép ngân hàng vào thế bí của thị trường khi việc cạn room tín dụng đã trở thành vấn đề nhức nhối của không biết bao nhiêu doanh nghiệp trong và ngoài nước, dẫn đến việc nhà nước tăng lãi suất ngân hàng
Dựa vào mô hình P.E.S.T.E.L, chúng ta cùng xem tình hình VN đang ở giai đoạn nào
1. Mô hình PESTEL về thị trường VN
+ Political (Chính trị)
Vấn đề chính trị ở VN luôn là một vấn đề nhạy cảm để nói ra, nhưng với những đường lối và chính sách mà Đảng và nhà nước đang thực hiện, tích hợp và học hỏi từ các nước phát triển thì Mạnh tin rằng VN sẽ có một lối đi riêng cho mình, sẽ khó khăn nhưng chắc chắn sẽ thành công nếu bộ máy hoạt động hiệu quả.
Việt Nam đang ngày một cải thiện mình hơn với những đề xuất như: “Cần bộ quy tắc ứng xử liêm chính”; “Kiên định đường lối đối ngoại không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải…”; … Điều này chứng tỏ chính trị VN không những loại bỏ những cái thừa thãi, lỗi thời, mà còn cải thiện, học hỏi các bên khác, nhằm tạo nên một Quốc Gia không phụ thuộc quá nhiều vào bên nào! Đây là điều mà Mạnh thực sự tin vào Việt Nam chúng ta.
+ Economic (Kinh tế)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng,
Sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước[9]. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%
Trên cơ sở đó, kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với cùng kỳ năm trước (khi nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam). Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…
+ Sociologial (Xã hội)
Tình hình lao động, việc làm quý III/2022 tiếp tục đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước
Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cáp quan tâm thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phân nâng coa đời ống người dân khu vực nông thôn
Đồng thời giáo dục đạo tạo đã trở lại bình thường sau khi dịch Covid 19 được kiểm soát. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2021 – 2022, cả nước có 1.002 nghìn thí sinh đăng ký dự thi, trong số đó có 989,9 nghìn thí sinh tham dự thi, bằng 98,7% so với thi sinh đăng ký dự thị.
+ Technological (Công nghệ)
Văn hóa khởi nghiệp phát triển, đầu tư quốc tế, chi phí thấp, sáng kiến của chính phủ và lực lượng lao động có học thức đã thúc đẩy cuộc cách mạng CNTT ở Việt Nam trong một thời gian dài. Cả nước có một số khu công nghệ như Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Sài Gòn có văn phòng và nhà máy cho hơn 700 công ty, trong đó có 220 công ty nước ngoài chuyên về công nghệ thông tin và phần mềm, sản xuất phần cứng và cơ sở hạ tầng. sự phát triển.Việt Nam hiện là nhà cung cấp dịch vụ CNTT lớn thứ tám trên thế giới. Năm ngành CNTT đang là xu hướng hiện nay là fintech, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, gia công phần mềm và công nghệ giáo dục.
Chúng ta luôn coi trọng công nghệ, “Đổi mới công nghệ - “Chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế”. Đổi mới công nghệ đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhiều công ty đang chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, cuộc chiến khốc liệt để giành được lao động lành nghề đang diễn ra, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động lành nghề hiện có.
+ Legal (Luật pháp)
Yếu tố cần giải quyết tiếp theo của Việt Nam là bối cảnh pháp lý của đất nước. Tuy nhiên, bài viết sẽ không bàn luận quá nhiều về về yếu tố này. Các công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam và thường được chính phủ khuyến khích đầu tư thông qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Trên thực tế, luật công ty đã trở nên dễ dàng hơn đáng kể trong những năm gần đây. Các nhà đầu tư quốc tế giờ đây có thể nhanh chóng thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn. Vào tháng 11 năm 2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Bộ luật mới này sửa đổi và bổ sung một số điều khoản trong tất cả các chương của Bộ luật Lao động hiện hành
Còn về bộ luật chứng khoán thì VN vẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh lại, cần thời gian để có những sửa đổi thích hợp cũng như làm quen với hình thức giao dịch T+2 mà trước giờ nhiều người bàn tán!
+ Environment (Môi trường)
Việt Nam là một trong những quốc gia đẹp nhất Châu Á. Việt Nam có 8 di sản được UNESCO công nhận và đón khoảng 18 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2019. Du lịch là một nhân tố quan trọng để chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam sang nền kinh tế dịch vụ
Phát triển kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, ô nhiễm nước là một vấn đề lớn và có tác động đáng kể đến sức khỏe con người. Việt Nam thường phải hứng chịu nhiều thiên tai như núi lửa phun trào, lũ lụt, hạn hán, động đất, lũ lụt và bão.
2. Nhận Định Cá Nhân
Mạnh đã nói về vấn đề này rất nhiều, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện mình, những đổi mới, dịch vụ mà nền tảng này cung cấp đang ngày một đa dạng và phong phú hơn cho nhà đầu tư trải nghiệm. Việc một chỉ số báo giảm trong tuần qua không thể phản ảnh hết được toàn bộ nền kinh tế VN được! Vấn đề ở đây Mạnh muốn đề cập đó là nội tại doanh nghiệp, hay rộng hơn là nội tại nền kinh tế VN, được nhiều chuyên gia trên khắp thế giới đánh giá rằng là nước có đà tăng trưởng tốt nhất ở Đông Nam Á, “Việt Nam đang ở vị trí tốt hơn nhiều quốc gia” - GS David Dapice (chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH thuộc Trường Chính sách công Kennedy của Đại học Harvard, Mỹ)
Quan điểm chung vẫn là tâm lý nhà đầu tư nên được cải thiện dần trong giai đoạn này để có thể nắm bắt được cơ hội khi nó đang đến!
Chúc các anh chị có một ngày giao dịch hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận