Việt Nam có môi trường thuận lợi để phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương
Báo cáo về Chỉ số Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) toàn cầu của PwC công bố hồi tháng 4/2021 cho thấy, Việt Nam đang có môi trường thuận lợi để phát triển tiền kỹ thuật số. Thanh toán điện tử đang phát triển mạnh mẽ, công nghệ chuỗi khối (blockchain) đã và đang có những tiến bộ vượt bậc… Đây là những yếu tố căn bản góp phần tạo ra môi trường thuận lợi, hỗ trợ sự phát triển CBDC tại Việt Nam.
Báo cáo của PwC cho biết, CBDC - một dạng tiền điện tử chính thức của một quốc gia - hứa hẹn sẽ trở thành nhân tố tiếp theo thay đổi cục diện ngành ngân hàng và thanh toán trên toàn thế giới. CBDC sẽ cho phép thực hiện giao dịch, dù là trong hay ngoài nước, một cách an toàn và hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Mặc dù CBDC vẫn đang là một khái niệm khá mới mẻ, nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm và đang xem xét ứng dụng CBDC rộng rãi.
Tại Việt Nam, PwC cho biết, trong Báo cáo "Người tiêu dùng toàn cầu" gần đây do Statista thực hiện tại 74 quốc gia, Việt Nam hiện xếp thứ 2 với số người đã hoặc đang sở hữu một dạng tiền điện tử nào đó. Như vậy, Việt Nam đang có môi trường thuận lợi để phát triển CBDC.
Theo "Báo cáo số 2021: Tiêu điểm Việt Nam", Việt Nam đạt tới 154,4 triệu kết nối di động vào tháng 1/2021, chiếm 157,9% dân số cả nước. Trong khi Chính phủ dự báo các giao dịch thanh toán không tiền mặt sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 20 - 25%, thanh toán điện tử có khả năng phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, vươn tới các vùng hẻo lánh.
Công nghệ blockchain đã có những tiến bộ vượt bậc tại Việt Nam trong thời gian qua. Đáng chú ý, Bộ Thông tin - Truyền thông đã chính thức ra mắt akaChain, một nền tảng công nghệ blockchain do FPT Software phát triển và áp dụng như một giải pháp định danh số. Trong lĩnh vực tư nhân, rất nhiều các dự án về blockchain tại Việt Nam đã tạo ra tiếng vang trong và ngoài nước, bao gồm Axie Infinity, KardiaChain, My Defi Pet...
Trước nhu cầu sử dụng tiền kỹ thuật số ngày càng gia tăng, từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành một số quy định liên quan đến việc quản lý tài sản số, tiền ảo và tiền số. Cụ thể, ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain, trong vòng 3 năm tới. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đang bắt tay vào nghiên cứu cơ chế pháp lý cho quản lýtải sản ảo và tiền ảo. Trước đó, năm 2020, Bộ Tài chính cũng đã thành lập tổ nghiên cứu về vấn đề này…
Như vậy, Việt Nam có môi trường và nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành và phát triển CBDC, cụ thể:
Hơn nữa, hoạt động giao dịch, mua bán tiền kỹ thuật số phụ thuộc vào các thiết bị điện tử và hệ thống công nghệ thông tin, vì vậy, luôn hiện hữu nguy cơ mất an toàn khi sàn giao dịch bị sập, ổ cứng bị lỗi, dữ liệu bị virus, các tập tin bị mất cắp, hacker và tội phạm mạng… Nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ số, về CBDC, đặc biệt là cách thức vận hành, phát triển, quản lý... còn hạn chế, thiếu và yếu cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều này đặt ra thách thức chung cho nhiều quốc gia không chỉ riêng Việt Nam, bởi hiện nay vấn đề quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số nói chung…
Do đó, để chuyển đổi số nền kinh tế, khu vực ngân hàng nói chung và có thể là liên quan đến CBDC ở Việt Nam, cần có các chính sách đột phá hay mạnh dạn hơn nữa, theo đó cần có các nghiên cứu chuyên sâu và tầm chiến lược liên quan về kinh tế số, ngân hàng số theo các chính sách đột phá đề ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận