menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố "Bản tin thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam quý 4/2022".

1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Trong Quý IV/2022, lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh, mức độ và cường độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều Ngân hàng Trung ương khác của các quốc gia phát triển vì thế đã được điều tiết theo hướng dịu bớt, dư địa tiếp tục nâng lãi suất để đạt mức lãi suất mục tiêu không còn nhiều,… Cho dù đã xuất hiện những tín hiệu tích cực bước đầu nói trên, nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái như một hệ quả mang tính qui luật xuất phát từ việc đồng loạt các quốc gia phát triển tiến hành xoay hướng chính sách tiền tệ quá gấp, đồng bộ quá mức (từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang chính sách tiền tệ thắt chặt) nhằm kiềm chế lạm phát phi mã. Trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại đáng kể do lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, đầu tư giảm và gián đoạn do khủng hoảng, xung đột địa chính trị,… và Thế giới đang rất gần với suy thoái do tính mong manh và những diễn biến bất lợi mới có thể xẩy ra gần như không thể đoán định trước. Theo đó nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng 1,7% trong năm 2023 và 2,7% trong năm 2024. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 cũng được nhiều Tổ chức uy tín khác đồng loạt dự báo giảm so với năm 2022, trong đó một số nền kinh tế được dự báo sẽ rơi vào suy thoái: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7% tại báo cáo tháng 10/2022 với hơn 1/3 các nền kinh tế trên thế giới sẽ tăng trưởng âm trong năm 2023, trong khi 1/4 số nền kinh tế tăng trưởng dưới 2%; Tổ chức OECD (tháng 11/2022) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 3,1% năm 2022 xuống 2,2% năm 2023. Lạm phát toàn cầu cũng được dự báo giảm với CPI toàn cầu từ mức tăng 8,8% năm 2022 xuống còn khoảng 6,5% năm 2023 và 4% năm 2024..

Về tình hình trong nước, theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% - mức cao nhất giai đoạn 2011 ÷ 2022. Về lạm phát, CPI bình quân Quý IV/2022 tăng 0,67% so với Quý trước, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung, CPI bình quân cả năm tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%). Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đưa ra trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu do ngân hàng mới công bố, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7.2% trong năm 2023 và 6.7% trong năm 2024, tiếp nối đà hồi phục tăng trưởng 8,02% của năm 2022. Tại chương trình Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP 2023 là 6,5%.

Trong Quý IV/2022, TTCK toàn cầu hầu hết đều có sự phục hồi, tuy mức độ phục hồi mạnh, yếu không giống nhau do những biến số được cho là căng thẳng và tiêu cực nhất đã qua và vấn đề nội tại riêng có của từng thị trường, như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq, DAX, FTSE 100, CAC 40, Euro Stoxx 50, Hang Seng, KOSPI, Nikkei 225,…

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022

Chỉsố VN-Index và VN30 trong Quý IV/2022 biến động rất mạnh, biên độ rộng với xu hướng giảm mạnh nửa đầu Quý, tạo đáy và phục hồi mạnh từ nửa cuối Quý, nhưng tổng thể vẫn là giảm. Mức dao động trong khoảng 1.126,46 điểm (mức điểmcao nhất, ghi nhận ngày 03/10/2022) ÷ 873,78 điểm (mức điểm thấp nhất, ghi nhận ngày 16/11/2022) đối với VN-Index và 1.144,95 điểm (mức điểm cao nhất, ghi nhận ngày 03/10/2022) ÷ 863,31 điểm (mức điểm thấp nhất, ghi nhận ngày 16/11/2022) đối với VN30. Nếu tính theo giá đóng cửa, thì Phiên giao dịch ngày 30/12/2022, VN-Index đóng cửa tại 1.007,09 điểm, giảm 11,04% so với giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của Quý III/2022 (1.132,11 điểm), trong khi đó VN30 đạt 1.005,19 điểm, giảm 12,75% so với giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của Quý III/2022 (1.152,01 điểm). Khối lượng giao dịch (KLGD) rổ VN30 đạt trung bình hơn 205,2 triệu CP/phiên, tăng mạnh 39,5% so với bình quân Quý III/2022.

Trên thị trường phái sinh toàn cầu, theo số liệu của FIA, tổng KLGD trong tháng 11/2022 đạt 7,75 tỷ hợp đồng, tăng 10,9% so với tháng 10/2022 và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn giao dịch đến từ các hợp đồng phái sinh trên chỉ số cổ phiếu (chiếm 73% tổng KLGD). Tổng KLGD trong 11 tháng (từ tháng 01 đến tháng 11) năm 2022 là 75,41 tỷ hợp đồng, tăng 33,6% so với 11 tháng năm 2021 (đạt 56,44 tỷ hợp đồng).

Tiêu điểm Phái sinh thế giới:

Từ ngày 03 ÷ 09/10/2022, diễn ra Tuần lễ nhà đầu tư thế giới 2022 (World Investor Week). Đây là một sáng kiến của Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục và bảo vệ nhà đầu tư.

14 ÷ 15/11/2022: FIA tổ chức Triển lãm phái sinh Expo 2022 với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo các sàn giao dịch, chuyên gia trong ngành và cơ quan quản lý.

Từ 29/11/2022 ÷ 01/12/2022: FIA tổ chức Hội thảo phái sinh châu Á tại Singapore.

Ngày 06/12/2022, FIA cho ra mắt FIA ETD Tracker, một công cụ tiện ích mới trên website giúp cung cấp số liệu và xu hướng giao dịch của CKPS trên toàn thế giới.

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022

2. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

1. Sự kiện nổi bật

- VSD đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu từ 13% lên 17% đối với HĐTL chỉ số VN30, chính thức áp dụng từ ngày 15/12/2022. Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu lần này được thực hiện trên cơ sở ý kiến nhất trí của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và kết quả tính toán tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với HĐTL chỉ số VN30 do VSD xác định định kỳ theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của VSD.

- Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã ban hành quy định hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (Quyết định số 618/QĐ-SGDVN). Quy định này vừa có tính kế thừa những quy định trước đây, vừa cập nhật để phù hợp với cơ cấu tổ chức TTCK VN hiện nay, vừa đổi mới theo hướng bám sát thực tiễn thị trường, từ việc thành lập Hội đồng hòa giải, trình tự hòa giải cho đến việc tổ chức thực hiện, đặc biệt là Quy trình hòa giải đã thể hiện được rõ trách nhiệm của các đơn vị/bộ phận liên quan theo trình tự nội dung trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng pha với biến động của TTCK Cơ sở, trong Quý IV/2022, TTCKPS Việt Nam giao dịch cực kỳ sôi động, tăng mạnh so với Quý III/2022 với tổng KLGD tăng 95,32%. Tổng KLGD toàn thị trường đạt hơn 28,27 triệu hợp đồng, KLGD bình quân đạt 434.931 hợp đồng/phiên.

2. HĐTL Chỉ số VN30

Tổng số phiên giao dịch trong Quý: 65 phiên.

KLGD cao nhất trong Quý IV/2022 đạt 647.457 hợp đồng vào ngày 25/10/2022

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022

3. HĐTL TPCP 5 năm

- Tổng số phiên giao dịch trong Quý: 65 phiên

- Trong Quý IV/2022, tổng KLGD của HĐTL TPCP 5 năm là 15.500 hợp đồng, OI cuối Quý là 0 hợp đồng.

4. HĐTL TPCP 10 năm

- Tổng số phiên giao dịch trong Quý: 65 phiên

- Trong quý IV/2022, tổng KLGD của HĐTL TPCP 10 năm là 4.000 hợp đồng, OI cuối Quý là 0 hợp đồng.

5. Cơ cấu nhà đầu tư TTCKPS

Số lượng các tài khoản giao dịch mở trên TTCKPS duy trì đà tăng trưởng bền vững kể từ thời điểm khai trương thị trường năm 2017 đến năm 2020, tăng trưởng đột biến năm 2021. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 11/2021, mức độ tăng trưởng suy giảm mạnh đến giữa Quý II/2022, duy trì nền thấp ổn định đến hết Quý III/2022 trước khi có sự phục hồi dần đều trong Quý IV/2022. Số lượng các tài khoản trên TTCKPS đạt 1.180.544 tài khoản tính đến hết Quý IV/2022

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022

6. Thị phần môi giới CKPS

Tính đến hết ngày 31/12/2022, TTCKPS Việt Nam có 23 CTCK thành viên. Trong Quý IV/2022, top 5 thị phần môi giới trên TTCKPS gồm VPS, HSC, SSI, VND, TCBS. Đây cũng là 5 CTCK thành viên có thị phần môi giới trên thị trường CKPS lớn nhất trong cả năm 2022.

Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh đến hết năm 2022
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.66

-12.52 (-0.98%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,305.37

+2.07 (+0.16%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả