Việt Nam cần thu hút được nguồn FDI phù hợp
Tại Diễn đàn “Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020” được tổ chức sáng ngày 29/09/2020, đa phần chuyên gia cho rằng để nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần tìm cách thu hút nguồn FDI phù hợp, chuyển FDI sang các ngành có tiềm năng tốt hơn.
Những quốc gia bị nhiễm Covid-19 nhiều nhất cũng là những nút quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Ước tính sơ bộ cho thấy suy thoái toàn cầu sẽ sâu hơn, FDI toàn cầu và thương mại hàng hóa dịch vụ sẽ cần thời gian để phục hồi.
Covid-19 tạo ra những phản ứng ngược rất mạnh với một số quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới, thông qua tăng trưởng, thương mại, năng suất, bảo hộ thương mại… ảnh hưởng đến mạng lưới sản xuất.
Ước tính thương mại hàng hóa thế giới có thể giảm từ 13-32% vào năm 2020, tùy thuộc vào kịch bản lạc quan hay bi quan. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người dự kiến giảm 93% ở các quốc gia, đây cũng là mức giảm lớn nhất trong 1.5 thế kỷ.
Từ nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy có sự tháo chạy ồ ạt của sự bảo toàn vốn, gây ra sụt giảm đột ngột trong định giá tài sản, tăng mức biến động của thị trường tài chính toàn thế giới. Các dòng tài chính tư nhân bên ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển có thể giảm 700 tỷ USD vào năm 2020, so với mức năm 2019. Điều này vượt đến 60% tác động tức thì của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Ước tính dòng tiền đầu tự trực tiếp nước ngoài vào các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển sẽ giảm 21.4% vào năm 2020-2021. FDI tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể suy giảm từ 5.2% ở châu Phi khu vực cận Sahara và 36% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Tuy nhiên, đại dịch cũng đem lại những cơ hội mới như: Ứng dụng công nghệ mới, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy nhanh cải cách.
Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng vẫn còn đi sau so với nhiều nước trong khu vực
Năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20.4 tỷ USD thông qua việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, và xếp thứ 55 trong tổng số 174 quốc gia. Con số này chưa bằng 1/4 của quốc gia tiếp theo trong khối ASEAN là Philippines với 84.8 tỷ USD, xếp thứ 34.
Mức độ Việt Nam tham gia các công đoạn tinh xảo của chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp. Theo Báo cáo phát triển thế giới vào năm 2020, Việt Nam tham gia chế biến chế tạo còn hạn chế, chưa nói đến công đoạn tinh xảo. Do vậy, Việt Nam cần tham gia các lĩnh vực có cấp độ tiên tiến hơn là chế biến chế tạo và dịch vụ. Ước tính 1% tăng lên trong mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ góp phần tăng hơn 1% thu nhập bình quân đầu người. Như vậy, việc tăng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ góp phần tăng năng suất và phát triển thương mại của Việt Nam.
Làm sao để Việt Nam nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị toàn cầu?
Trong và trung hạn, Việt Nam cần tăng triển vọng phục hồi, đa dạng hóa công ty đa quốc gia, tăng triển vọng phục hồi các cơ sở sản xuất thay thế. Cần kiểm soát tốt dịch bệnh và củng cố các hoạt động thúc đẩy nhanh việc phục hồi, nới lỏng các hạn chế đối với dòng vốn FDI vào lĩnh vực vực kinh doanh FDI.
Cũng tại buổi Diễn đàn, TS. Jonathan Pincus – Chuyên gia kinh tế - Cố vấn quốc tế cao cấp chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho biết theo thống kê của UNCTAD, FDI có thể giảm 40% trong năm 2020 và 5-10% trong năm 2021.
Một xu hướng khác ở FDI nhưng có lợi cho Việt Nam, đó là FDI ngày càng có mức tập trung cao hơn. Năm 2019, Việt Nam là nước lớn thứ 7 nhận FDI từ những nước phát triển, sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia…
Thách thức đối với chế độ thương mại đa phương sẽ có lợi cho FDI trong khu vực. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại và đầu tư song phương/đa phương là điểm hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng.
Như vậy, Việt Nam cần tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong nước trong việc thu được giá trị gia tăng với cả doanh nghiệp xuất khẩu có vốn FDI và không có vốn FDI.
Thêm vào đó, cần tập trung đầu tư hạ tầng, đảm bảo không phân tán nguồn lực đầu tư, giúp thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động.
Khuyến khích hợp tác với các đối tác trong khu vực, tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, làm sao để khuyến khích khu vực tư nhân tăng trưởng quy mô lớn hơn trong công nghệ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận