Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024
Với nghị quyết này, Việt Nam sẽ áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1-1-2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề nhất.
Với nghị quyết này, Việt Nam sẽ áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1-1-2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề nhất.
Các nhà đầu tư thuộc diện chịu thuế sẽ buộc phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Mức thuế này không áp dụng với các tổ chức của Chính phủ; tổ chức quốc tế; tổ chức phi lợi nhuận; quỹ hưu trí; quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao.
Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức trên cũng không phải chịu thuế suất 15%.
Qua rà soát của Tổng cục Thuế, có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các nước có công ty mẹ đều áp thuế từ năm 2024, các nước này sẽ thu thêm phần thuế chênh lệch khoảng hơn 14.600 tỉ đồng trong năm sau.
Tuy nhiên việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, có thuế suất thực tế thấp hơn 15%.
Nhưng tại kỳ họp 6, Quốc hội không ban hành một nghị quyết riêng về chính sách hỗ trợ đầu tư mà đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp.
Quốc hội đồng ý chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.
Chính phủ cũng được đề nghị rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Theo nghị quyết, khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu có hiệu lực từ 1-1-2025 sẽ được đưa vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp khi sửa đổi.
Quốc hội giao Chính phủ sớm xây dựng hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024 để có thể áp dụng từ năm tài chính 2025.
Việc này nhằm đảm bảo giữ quyền đánh thuế với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu của Việt Nam theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – TIẾP TỤC GIẢM ĐIỂM DÒNG TIỀN THỜ Ơ VỚI THỊ TRƯỜNG
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,110.13 điểm ( giảm- 0.37%) với khối lượng thấp. Áp lực khối ngoại bán có giảm đi đôi chút.
Chúng ta quan sát mẫu hình Vai - Đầu - Vai đảo ngược tăng giá hoặc là 3 đáy!
Thị trường có giảm nhưng khối lượng bé có thể gọi là kéo ngược volume giảm dần. Một thị trường tăng giá bỏ rơi cần 3 đáy, chúng ta đang quan sát đáy thứ 3 hoàn thành.
Đương nhiên quản trị rủi ro chúng ta cần tôn trọng quy tắc cắt lỗ! Các trader tiếp tục thắt chặt điểm dừng lỗ
Chính sách tiền tệ đã bắt đầu ổn, tạo cơ hội cho VN nới lỏng hơn. Việt Nam và Mỹ không còn đi ngược chính sách tiền tệ. Chính phủ cũng đang tất bật đẩy chính sách hỗ trợ từ VAT tới đầu tư công và dầu khí. Có 2 thứ thiếu lúc này: tăng trưởng tín dụng và khả năng lấy lại lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chứng khoán Việt cũng trong tình cảnh tương tự khi tiếp tục ghi nhận phiên giảm điểm mà một phần nguyên nhân đến từ động thái bán ròng của NĐTNN. Kết phiên hôm nay 14-12, VN Index giảm 4 điểm (0,37%) xuống còn 1.110 điểm.
Toàn sàn HoSE có 384 mã giảm, 85 mã đi ngang và 138 mã tăng. Sắc đỏ cũng chiếm vị thế đáng kể bên rổ VN30 với 17 mã giảm so với 7 mã tăng và 6 mã giữ giá tham chiếu ở thời điểm đóng cửa.
Nhóm CP lớn khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất phiên hôm nay là VHM, HPG, VPB, NVL, MSN, STB, SAB, EIB, PLX, GVR, VIC… Chiều ngược lại, VN Index nhận được lực đỡ mạnh của VCB, FPT, ACB, VNM, TCB.
Dù nhiều mã giảm sâu nhưng dòng tiền bắt đáy vẫn chưa vào nhiều khiến cho thanh khoản phiên hôm nay đứng ở mức trung bình với 681 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 14.681 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường tiếp tục bị thu hẹp, số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày bắt đầu giảm xuống.
Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán tại CTCK VPS hoặc CTCK DNSE
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận