menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Vì sao dân Lebanon hững hờ với ngân hàng?

Giống như nhiều người ở đất nước Lebanon đang bị khủng hoảng, Elias Skaff từng phải chờ đợi hàng giờ để rút tiền mặt tại ngân hàng nhưng giờ lại thích các công ty chuyển tiền hơn vì niềm tin của anh vào ngân hàng đã không còn.

“Bất kỳ ai dựa vào các ngân hàng truyền thống để nhận tiền của họ sẽ chết 100 lần trước khi rút tiền mặt”, Skaff, 50 tuổi, cho biết. Anh là người đã trải qua cuộc suy thoái kinh tế kéo dài ba năm của Lebanon nhờ sự trợ giúp của các khoản thanh toán bằng USD từ một người họ hàng ở nước ngoài, cho biết.

Từng là đầu tàu của nền kinh tế Lebanon, ngành ngân hàng hiện đang bị nhiều người coi thường và né tránh sau khi cấm người gửi tiền tiếp cận tiền tiết kiệm của họ, ngừng cung cấp các khoản vay, đóng cửa hàng trăm chi nhánh và cắt giảm hàng nghìn việc làm.

Tháng trước, một người đàn ông bỗng nhận được nhiều lời ca ngợi sau khi anh ta xông vào ngân hàng Beirut với một khẩu súng trường, bắt nhân viên và khách hàng làm con tin trong nhiều giờ. Anh làm vậy chỉ để đòi lại một phần tiền tiết kiệm 200,000 USD đang bị đóng băng của mình để thanh toán viện phí cho người cha đang bị bệnh.

Càng ngày, khi cuộc khủng hoảng kéo dài của Lebanon không có dấu hiệu giảm bớt, các công ty chuyển tiền đang lấp đầy khoảng trống đó, bằng cách cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng, thanh toán thuế và thậm chí là thành lập dịch vụ quà cưới.

Skaff cho biết hiện anh nhận được tiền của mình thông qua chi nhánh Beirut của đại lý OMT ở Lebanon của Western Union. Công ty này cho biết họ điều hành hơn 1,200 chi nhánh trên toàn quốc và xử lý 80% giao dịch chuyển tiền bên ngoài lĩnh vực ngân hàng Lebanon.

“Chúng tôi tạo ra các dịch vụ tương tự như những gì các ngân hàng cung cấp theo yêu cầu của khách hàng”, người phát ngôn của OMT, Naji Abou Zeid, cho biết.

Lebanon đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay kể từ khi lĩnh vực tài chính rơi vào khủng hoảng vào năm 2019. Đồng nội tệ đã mất hơn 90% giá trị trên thị trường chợ đen, do tình trạng nghèo đói và thất nghiệp tăng vọt.

Những người biểu tình giận dữ thường nhắm vào các ngân hàng, ném đá và bình xịt vào máy ATM của những tổ chức này.

“Chúng tôi thậm chí không thể rút một xu từ ngân hàng, làm sao có thể tin tưởng mà giao tiền cho họ?”, Alaa Sheikhani, 45 tuổi, một khách hàng đang xếp hàng tại một chi nhánh OMT cho biết.

Elie (36 tuổi), vừa mới kết hôn, cho biết anh đã sử dụng Whish Money, một công ty chuyển tiền của Lebanon, để lập sổ nhận quà cưới của mình, điều mà anh cho là tiết kiệm thời gian, rắc rối và tiền bạc cho khách dự đám cưới.

“Thay vì chờ đợi hàng giờ tại ngân hàng, vốn thường đông đúc, họ có thể giao tiền cho một đại lý. Về chuyện tiết kiệm thời gian và chi phí, ngân hàng không thể sánh được”, người đàn ông xin giấu tên cho biết.

Giám đốc tiếp thị của Whish Money, Dina Daher, cho biết công ty đang thu hút được nhiều khách hàng bằng cách không tính phí đối với những lượt chuyển khoản bằng đồng bảng Lebanon.

Một số công ty thậm chí đang trả lương thông qua các công ty chuyển tiền thay vì dùng ngân hàng.

“Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, chúng tôi buộc phải trả lương bằng tiền mặt và điều đó thật lãng phí thời gian, vì các nhân viên kế toán viên phải đếm những bó tiền lớn”, Rachelle Bou Nader, một giám đốc nhân sự cho biết.

Nhưng giờ đây công ty của cô, nhà bán lẻ đồ thể thao Mike Sport, trả tiền cho nhân viên của mình thông qua Whish, cho phép họ “rút tiền lương dễ dàng, theo từng đợt và miễn phí”, Bou Nader nói.

Sami Nader, Giám đốc Viện các vấn đề chiến lược Levant, cho biết kiều hối từ cộng đồng người Lebanon xa xứ đã trở nên quan trọng để giúp các gia đình vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế đang đè nặng.

“Ngày nay, một người Lebanon trẻ làm việc ở nước ngoài sẽ không ngần ngại gửi 100 USD cho cha mẹ mình vì số tiền này giờ đây đã tạo nên sự khác biệt”, anh nói.

Các ngân hàng Lebanon đã tăng phí đáng kể đối với một số dịch vụ mà họ vẫn cung cấp - bao gồm cả chuyển ngoại tệ, hiện là nguồn thu nhập có ý nghĩa duy nhất của họ - Nader cho biết. Anh nói thêm rằng điều này càng khiến nhiều người hơn đổ xô sang các công ty chuyển tiền.

Theo OMT, khoảng 250,000 cư dân Lebanon đã nhận được kiều hối trong nửa đầu năm 2022, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng Thế giới (WB) báo cáo rằng Lebanon đã nhận được 6.6 tỷ USD kiều hối vào năm 2021, một trong những mức cao nhất ở Trung Đông và Bắc Phi.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại