menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Vũ Sơn

VEPR cảnh báo rủi ro lạm phát khi 'bong bóng' đang hình thành trên một số thị trường tài sản

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe doạ vĩ mô, nhưng rủi ro đang tiếp tục tích luỹ.

Trong bức tranh chung của nền kinh tế, VEPR cảnh báo dấu hiệu bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Theo VEPR trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư và hộ gia đình. Song VEPR nhấn mạnh rằng việc hạ lãi suất huy động tiền gửi liên tục do nhu cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn.

“Khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu”, VEPR cảnh báo.

VEPR cho rằng dù lạm phát chưa trở thành một mối đe doạ vĩ mô, nhưng rủi ro đang tiếp tục tích luỹ và cần thận trọng với các chính sách điều hành.

Cũng tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý I, TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhận định, với việc dịch COVID-19 trong nước tiếp tục được khống chế ổn định và kinh tế thế giới khởi sắc khi các biện pháp phong tỏa dần được gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6%-6,3% trong năm 2021.

VEPR cảnh báo rủi ro lạm phát khi 'bong bóng' đang hình thành trên một số thị trường tài sản
Ảnh Internet.

Theo TS. Phạm Thế Anh, tuy đã đạt mức tăng trưởng có thể coi là chấp nhận được trong quý I, nhưng để hướng đến mức tăng trưởng kinh tế nêu trên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức.

Đại diện VEPR đưa ra cảnh báo về một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Trong đó, sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài làm đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 sẽ khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn.

Thêm vào đó, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Về nội tại nền kinh tế, TS. Thế Anh cho rằng Việt Nam phải thận trọng với các yếu tố rủi ro như mất cân đối tài khóa lớn; mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng còn chậm; hiệu quả quản lý thấp...

Đề xuất giải pháp, nhóm thực hiện báo cáo của VEPR cho rằng trong thời gian tới các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng.

Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, báo cáo khuyến nghị cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp.

“Việc khoanh, ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai đồng thời cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp,” TS. Thế Anh nói.

Đại diện VEPR cũng đưa ra khuyến nghị rằng, việc giãn, giảm thuế, nếu có, chỉ nên được áp dụng với thuế giá trị gia tăng thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi lẽ việc giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ hỗ trợ được số ít doanh nghiệp không bị ảnh hưởng hoặc đang hưởng lợi từ các tác động của dịch bệnh mà không giúp được đa số các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Hơn thế, việc giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn có nguy cơ tạo ra bất bình đẳng sâu sắc hơn trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại