Vẽ trendline, giao dịch với thị trường không xu hướng như thế nào cho hiệu quả?
Mấy ngày gần đây tôi thấy trên diễn đàn mạng nhiều anh chị em tán gẫu và phân tích với nhau chuyện vẽ trendline cho Vnindex. Tôi thì thấy khá buồn cười.
Tôi có tổng hợp lại 4 cái trendline mà xuất hiện nhiều nhất như hình dưới (lưu ý thời điểm được backdate để minh họa)
Chúng ta khoan bàn đến tính hiệu quả, tất nhiên phương pháp là do từng người, mấu chốt là có lãi hay không trong đầu tư, còn mèo trắng mèo đen không quan trọng.
Ở đây ta xét về bản chất, là họ chẳng hiểu gì bản chất của trendline cả. Cứ thấy đáy là nối lại với nhau, cứ thấy đỉnh là nối lại với nhau rồi cố đi tìm cái đúng để vin vào rồi cho là đúng, bắt nó phải đúng. Rồi khi sai lại hoảng loạn lên vì gãy trendline. Hơi buồn cười.
Khái niệm về đáy đỉnh tiểu học, phổ thông hay vững bền còn không có, trendline nào già hơn, nhiều phản ứng hơn và điều kiện hình thành trendline mới còn không có, nhưng vẫn đi vẽ trendline rồi bình phẩm như hiểu chuyện.
Giao dịch với thị trường không rõ xu hướng như thế nào?
Quan trọng nhất của 1 thị trường hay 1 cổ phiếu nào đó là phải xác định được xu hướng đầu tiên. Chỉ giao dịch khi thị trường có xu hướng tăng giảm rõ ràng. Mua khi xu hướng tăng và bán khi xu hướng giảm.
* Trường hợp 1: Khi trendline bị phá vỡ
Thông thường, chúng ta dùng khái niệm eak trend line hay là đảo trend để giao dịch cho 1 tín hiệu đảo chiều. Trong nhiều trường hợp, khi eak trend line xong gặp các đỉnh phổ thông hoặc đại học mạnh phía trên, lập tức quay lại và duy trì xu hướng giảm. Ngược lại gặp các đáy phổ thông hoặc đại học thì quay đầu và duy trì xu hướng tăng.
* Trường hợp 2: Nhiều trendline xung đột cùng thời điểm
Có thể có nhiều trường hợp cho tình huống này:
- Trendline tăng (giảm) chưa bị phá nhưng đã xuất hiện trendline giảm (tăng).
- Trendline giảm (tăng) này chưa bị phá nhưng đã xuất hiện trendline giảm (tăng) khác lồng ghép theo.
- Trendline tăng chưa bị phá vỡ nhưng đã xuất hiện điểm chốt đỉnh đại học.
Thông thường như này, có 2 cách để chúng ta hành động:
- Căn cứ theo trendline nào nhiều tuổi hơn (tức là xuất hiện trước và có nhiều sự phản ứng giá hơn) làm trend chủ đạo.
- Căn cứ theo trendline gần nhất có phản ứng giá tức thời.
- Chuyển khung thời gian dài hơn để xác định trendline chủ đạo trên đó trước khi giao dịch cho trendline ở khung ngắn.
* Trường hợp 3: Khi giá vượt xa khỏi trendline
Những lúc này phải căn cứ vào price action để đưa ra quyết định chốt lệnh. Trước khi chờ nó phản ứng tại trendline.
* Trường hợp 4: Trenline mới tồn tại với thời gian ngắn
Lúc này, căn cứ vào xung lực phá vỡ đường xu hướng cũ và mới để giao dịch. Có thể sẽ phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn điểm đã bán nhưng xét về tỷ lệ sinh lời sẽ tốt hơn cũng là cách quản trị rủi ro.
Hi vọng bài viết mang lại cho anh chị nhiều góc nhìn hơn về trendline và có cái hiểu đúng.
Có thắc mắc gì anh chị cùng bàn luận ở phần comment nhé.
Thành Wyti
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận