24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trí Tú
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VDSC: Áp lực điều hành tỷ giá gia tăng, kỳ vọng tiền đồng chỉ giảm 2-2,5%

Áp lực điều hành tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn còn rất lớn, dù vậy, VDSC bảo lưu quan điểm tiền đồng sẽ không bị mất giá quá mạnh như các đồng tiền khác.

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HoSE: VDS), đơn vị này cho biết áp lực điều hành tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn còn rất lớn, dù vậy, VDSC bảo lưu quan điểm tiền đồng sẽ không bị mất giá quá mạnh như các đồng tiền khác. Theo đó, tiền đồng được kỳ vọng chỉ mất giá khoảng 2-2,5% trong năm nay, cao hơn 1 điểm phần trăm so với kỳ vọng của nhóm phân tích vào đầu năm dựa trên một số cơ sở.

Đồng USD đang neo cao

Một trong những cơ sở để tiền đồng không mất giá quá mạnh đó là chỉ số USD khó biến động mạnh. Nhóm phân tích kỳ vọng về lộ trình tăng lãi suất của Fed đã phản ánh phần nhiều vào đợt tăng từ đầu năm đến nay, chỉ số USD sẽ khó giảm mạnh nhưng cũng khó tăng cao hơn từ vùng hiện tại.

Hiện, chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD (DXY) đang ở mức cao nhất 20 năm kể từ năm 2002. Một chỉ số khác đo lường sức mạnh của đồng USD có tính cập nhật và đa dạng hơn trong trọng số các đồng tiền của 10 đối tác thương mại lớn với Mỹ là chỉ số USD của Bloomberg (BBDXY) đang tiệm cận về vùng đỉnh cũ thiết lập vào tháng 3/2020, mức xấp xỉ 1.300 cũng là mức cao nhất của chỉ số BBDXY kể từ khi bắt đầu được thống kê từ năm 2004 đến nay.

Có thể thấy, cả hai chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD đều đang ở gần mức cao kỷ lục, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed và sự lệch pha của Fed với các Ngân hàng Trung ương lớn có thể khiến đồng USD duy trì ở mức cao thêm một thời gian nữa, trừ khi tín hiệu suy thoái kinh tế xuất hiện.

screenshot-2022-06-17-180537-1-4277-9783 data-natural-width640

Áp lực mất giá đồng nhân dân tệ giảm

Ngoài ra, áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022 cũng là cơ sở để đồng VND không giảm sâu. VDSC cho biết từ đầu năm đến nay, đồng nhân dân tệ đã mất giá khoảng 6,3%, riêng giai đoạn Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn, đồng nhân dân tệ đã mất giá khoảng 2,2%.

Ở khía cạnh điều hành, nhóm phân tích nhận định Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không có ý định phá giá đồng tiền của họ khi xuất khẩu suy giảm, áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ xuất phát từ nguyên nhân dòng vốn rút ròng nhiều hơn. Áp lực rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc đã giảm bớt gần đây khi dòng vốn vào thị trường trái phiếu quay trở lại trong tháng 5 (khoảng 2 tỷ USD theo ước tính của Viện Tài chính quốc tế - IIF) sau ba tháng rút ròng liên tiếp trước đó. Như vậy, việc Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng vực lại tăng trưởng sẽ là điểm trọng yếu để kỳ vọng đồng nhân dân tệ không mất giá mạnh hơn trong nửa cuối năm nay.

Từ đó, tương quan cao giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY sẽ là điểm neo để tiền đồng không mất giá thêm dù những biến động đối với vĩ mô toàn cầu vẫn tiếp diễn.

Ngân hàng Nhà nướcbán ra 7 tỷ USD để cân đối cung/cầu ngoại tệ

Một trong những cơ sở khác là định hướng điều hành tỷ giá linh hoạt tiếp tục được khẳng định trong cuộc họp mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng ứng phó với áp lực lớn hơn nữa từ những biến động bên ngoài trong thời gian tới.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, ngoài động thái nâng giá bán USD thêm 200 đồng lên 23.250 đồng vào ngày 12/5, thì số liệu không chính thức cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 7 tỷ USD để cân đối cung/cầu ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm nay.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại khoảng hơn 100 tỷ USD, tương đương 3,1 tháng nhập khẩu. Số liệu bán ròng USD của NHNN nếu so với quy mô tăng thêm khoảng 13 tỷ USD trong năm 2021 hay so với quy mô bán ròng tỷ giá biến động mạnh vào năm 2015 ở một bối cảnh kinh tế vĩ mô khác cũng đều là rất đáng kể, VDSC nhận định.

Cán cân thanh toán đối diện làn gió “ngược”

VDSC cho rằng diễn biến cán cân thương mại và cung/cầu USD trong nước có thể tạo áp lực lên tỷ giá trong một số thời điểm, tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn có khả năng can thiệp để cân bằng lại khi cần thiết.

Nhóm phân tích dẫn số liệu của Tổng cục Hải Quan, tăng trưởng xuất nhập khẩu trong tháng 5 vẫn duy trì ở mức khá cao, trong đó, xuất khẩu tăng 18,1% so với cùng kỳ và nhập khẩu tăng 14,3%. Cán cân thương mại thâm hụt khoảng 1,7 tỷ USD trong tháng 5, và lũy kế 5 tháng thì thặng dư thương mại đạt 632 triệu USD.

Về cơ bản, cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2022 sẽ đối diện với nhiều làn gió “ngược”, bao gồm tình hình giá nguyên liệu và nhập khẩu xăng dầu tăng cao là yếu tố không khả quan đối với cán cân thương mại. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp giải ngân dù tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng đồng thời áp lực chuyển lợi nhuận về nước của doanh nghiệp FDI khi lãi suất tăng ở các nền kinh tế phát triển và xu hướng rút ròng vốn đầu tư gián tiếp khiến mất cân đối cung/cầu USD.

Trong hai tuần đầu tháng 6, lãi suất cho vay USD qua đêm đã vượt lãi suất tiền đồng cùng kỳ hạn với khối lượng giao dịch bình quân tăng 31,1% so với mức trung bình trong tháng 5. Triển vọng nâng lãi suất của Fed và đồng USD neo ở mức cao khiến nhu cầu tích trữ USD tăng và đẩy giá USD trên thị trường tự do lên mức cao kỷ lục.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
17.70 -0.25 (-1.39%)
4.07 -0.04 (-0.96%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả